Hiện tượng thiếu Canxin trên chó thường biểu hiện dưới hai dạng bệnh khác nhau :
- Thiếu Canxi trong xương thường gây ra bệnh còi xương trên chó con
- Thiếu Canxi trong máu thường gặp trên chó mẹ đang cho con bú .
- Thiếu Canxi trong xương thường gây ra bệnh còi xương trên chó con
- Thiếu Canxi trong máu thường gặp trên chó mẹ đang cho con bú .
1. Còi xương
Đây là một loại bệnh dinh dưỡng xảy ra trên xương , đặc biệt trên chó con trong giai đoạn tăng trưởng và rất thường gặp trên những loại chó thuộc giống lớn con (Berger ; Dobermann ; Danois…) . Bệnh gây ra do 1 sự thiếu hụt trong quá trình khoáng hóa , có thể là do thiếu canxi trong thức ăn hằng ngày hoặc do thiếu vitaminD gây ảnh hưởng đến sự chuyển hóa canxi từ máu vào trong xương .
Chó bị bệnh còi xương có biểu hiện mệt mõi , bụng to , thường đi tiêu chảy . Xương chân bị biến dạng , các đầu khớp sưng đau . Nhìn chung , bệnh biểu hiện qua 03 nhóm triệu chứng chính :
1/ chậm lớn , thấy rõ nhất trong giai đoạn 5 tháng tuổi.
2/ Đầu các khớp sưng đau , đặc biệt là các khớp cổ chân và khớp xương ức – sườn.
3/ Có khuynh hướng “ hạ bàn “ (đi trên cả bàn chân trong khi chó khỏe phải đi trên các ngón chân).
Ngoài ra , chó mắc bệnh thường có khung xương chậu hẹp làm cho dáng đi bất thường (hai cân sau túm lại khi di chuyển) , vì vậy không thể để làm giống. Do yếu chân sau , nên con đực thì không thể nhảy giống, con cái thì không thể dỡ nổi con đực.
Trên phim chụp xương , có thể thấy sụn khớp sưng to . Tuy vậy , khó có thể phát hiện bệnh bằng phương pháp xét nghiệm máu vì hàm lượng canxi huyết vẫn ở mức bình thường , lý do là nếu thiếu canxi trong máu thì hệ thống đệm của cơ thể sẽ huy động canxi trong xương để bù đắp cho phần thiếu hụt trong máu làm mất đi lượng canxi trong xương.
Nguyên tắc của việc điều trị là bù đắp phần canxi và phần vitaminD thiếu hụt. Trong thức ăn công nghiệp (thức ăn khô) và các loại thức ăn tự trộn có bổ sung vitamin khoáng thì thông thường đã cung cấp đầy đủ nhu cầu canxi và vitamin D cần thiết. Đối với các giống chó lớn và những trường hợp nghi ngờ có khả năng mắc bệnh, cần bổ sung vitamin D và canxi, nhưng lưu ý cẩn thận khi sử dụng dạng vitamin D dành cho người (hàm lượng ; liều dùng ; cách dùng…)
Để đề phòng, thông thường sử dụng canxivới liều 0,5/kg thể trọng/ngày. Dùng vitaminD với liều 20UI/kg thể trọng/ngày. Cung cấp thuốc qua đường miệng thích hợp hơn so với chích trực tiếp vào cơ thể vì có thể tránh tình trạng dùng quá liều vitamin. Việc trị bệnh chỉ có hiệu quả trong giai đoạn chớm bệnh (mới ghi ngờ mắc bệnh) vì khi xương đã biến dạng thì khả năng phục hồi rất thấp.
Đây là một loại bệnh dinh dưỡng xảy ra trên xương , đặc biệt trên chó con trong giai đoạn tăng trưởng và rất thường gặp trên những loại chó thuộc giống lớn con (Berger ; Dobermann ; Danois…) . Bệnh gây ra do 1 sự thiếu hụt trong quá trình khoáng hóa , có thể là do thiếu canxi trong thức ăn hằng ngày hoặc do thiếu vitaminD gây ảnh hưởng đến sự chuyển hóa canxi từ máu vào trong xương .
Chó bị bệnh còi xương có biểu hiện mệt mõi , bụng to , thường đi tiêu chảy . Xương chân bị biến dạng , các đầu khớp sưng đau . Nhìn chung , bệnh biểu hiện qua 03 nhóm triệu chứng chính :
1/ chậm lớn , thấy rõ nhất trong giai đoạn 5 tháng tuổi.
2/ Đầu các khớp sưng đau , đặc biệt là các khớp cổ chân và khớp xương ức – sườn.
3/ Có khuynh hướng “ hạ bàn “ (đi trên cả bàn chân trong khi chó khỏe phải đi trên các ngón chân).
Ngoài ra , chó mắc bệnh thường có khung xương chậu hẹp làm cho dáng đi bất thường (hai cân sau túm lại khi di chuyển) , vì vậy không thể để làm giống. Do yếu chân sau , nên con đực thì không thể nhảy giống, con cái thì không thể dỡ nổi con đực.
Trên phim chụp xương , có thể thấy sụn khớp sưng to . Tuy vậy , khó có thể phát hiện bệnh bằng phương pháp xét nghiệm máu vì hàm lượng canxi huyết vẫn ở mức bình thường , lý do là nếu thiếu canxi trong máu thì hệ thống đệm của cơ thể sẽ huy động canxi trong xương để bù đắp cho phần thiếu hụt trong máu làm mất đi lượng canxi trong xương.
Nguyên tắc của việc điều trị là bù đắp phần canxi và phần vitaminD thiếu hụt. Trong thức ăn công nghiệp (thức ăn khô) và các loại thức ăn tự trộn có bổ sung vitamin khoáng thì thông thường đã cung cấp đầy đủ nhu cầu canxi và vitamin D cần thiết. Đối với các giống chó lớn và những trường hợp nghi ngờ có khả năng mắc bệnh, cần bổ sung vitamin D và canxi, nhưng lưu ý cẩn thận khi sử dụng dạng vitamin D dành cho người (hàm lượng ; liều dùng ; cách dùng…)
Để đề phòng, thông thường sử dụng canxivới liều 0,5/kg thể trọng/ngày. Dùng vitaminD với liều 20UI/kg thể trọng/ngày. Cung cấp thuốc qua đường miệng thích hợp hơn so với chích trực tiếp vào cơ thể vì có thể tránh tình trạng dùng quá liều vitamin. Việc trị bệnh chỉ có hiệu quả trong giai đoạn chớm bệnh (mới ghi ngờ mắc bệnh) vì khi xương đã biến dạng thì khả năng phục hồi rất thấp.
2. Hạ canxi huyết
Khác với bệnh còi xương thường không thể xác định bằng xét nghiệm máu thì hạ canxi huyết là một triệu chứng xảy ra khi hàm kượng canxi trong máu giảm từ 80mg/lít xuống dưới 65mg/lít.
Chó bị hạ canxi huyết thường có biểu hiện đầu tiên là bồn chồn, lo lắng, ngứa ngáy trên mặt và nhay đầu ngón chân (có thể là do cảm giác tê chân hay kiến bò); sao đó con vật có cảm giác khó thở nên thở gấp và nhiều. Triệu chứng tiếp theo chúng ta sẽ thấy con chó bị rung cơ, yếu hẳn đi, thậm chí tê liệt. Cuối cùng cơ co giật sẽ đến, đôi khi thân nhiệt hạ thấp dưới 37,5˚C.
Trường hợp hạ canxi huyết thường gặp nhất là trên chó mẹ đang cho sữa khoảng vài ngày tính từ lúc bắt đầu tiết sữa nhất là khi có quá nhiều chó con trong một lứa. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp triệu chứng hạ canxi huyết trên chó mẹ có thể thấy trước khi sanh hoặc ngay sau khi sanh. Nguyên nhân là do lượng canxi từ trong máu được cơ thể dùng tạo sữa quá lớn và quá đột ngột nên cơ thể không kịp huy động canxi từ trong xương gây ra tình trạng thiếu canxi cấp tính trong máu. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác gây hạ canxi huyết trên chó như suy thận hay thiểu năng tuyến giáp, tuy nhiên các nguyên nhân này thường hiếm khi gặp trên thực tế.
Để điều trị hạ canxi huyết thường qua hai giai đoạn :
1/ Cung cấp canxi ngay tức khắc :
Tiêm ngay canxi (thường dùng dưới dạng muối gluconate 10% do có tính an toàn cao có thể chích dưới da sau khi hòa tan với dung dịch muối đẳng trương theo tỉ lệ 1:1) là biện pháp đầu tiên. Liều trung bình trong 15phút đầu khoảng 1ml/kg thể trọng bằng đường tiêm tĩnh mạch và nếu cần thiết 1,5ml/kg thể trọng/giờ trong những giờ kế tiếp (theo R.Moraillo).
2/ Cung cấp canxi và vitamin D thường xuyên :
Bổ sung canxi với liều 20mg/kg thể trọng/ngày và chia làm hai đến bốn lần trong ngày để tránh tiêu chảy, sự cung cấp canxi được tính theo bảng dưới (bảng điều trị canxi) . Bổ sung vitamin D với liều 20UI/kg thể trọng/ngày.
Nguồn vietpet