Feline Immunodeficiency Virus
Hội chứng suy giãm miễn dịch tiếp thu trên mèo là một bệnh do virus Feline Immunodeficiency- một virus chậm - lentivirus (một rétrovirus,gần gũi với HIV). Bệnh được phát hiện vào nă m 1986.
Tuy được so sánh với virus SIDA, nhưng chúng là hai virus khác nhau, không có nguy cơ lây từ mèo sang người, cũng như các loài thú khác. Tần số cảm nhiễm thay đổi tuỳ theo quần thể mèo. Cảm nhiễm rất hiếm đối với mèo nuôi trong các căn hộ cách ly với những mèo khác, trong khi đó lại thường gặp trên mèo hoang (khoãng 15 % mèo đường phố trở thành vật mang chứa virus).
Phương thức lây
Phương thức lây chủ yếu qua vết cắn giữa mèo, do virus có trong nước bọt. Cũng có thể truyền qua sự tiếp xúc lập đi lập lại (chất tiết, mũi với mũi,..) hay qua đường máu. Cũng có thể truyền qua đường sinh dục hay truyền từ mẹ qua con trong thời kỳ có mang, nhưng không có gì chắc chắn truyền phôi-mẹ (fœto-maternelle).
Virus dễ bị phá huỹ bởi tác nhân bên ngoài: chỉ sống tối đa khoãng vài chục phút. Sự lây nhiễm qua vật dụng, đất… hầu như không xảy ra, nếu có sự tiêu độc sát trùng nghiêm ngặt.
Sự phát triển và triệu chứng bệnh
Thời gian ủ bệnh là 4 đến 6 tuần. Bệnh diễn biến qua 3 pha :
- 1re phase: Sốt biến đổi,giãm bạch cầu và tăng nhẹ kích thước các hạch bạch huyết. pha này kéo dài trong hai tháng, thường thầm lặng
- 2e phase: Như bệnh Lơ-cô mèo- leucose féline (FeLV) hay SIDA (HIV), mèo có huyết thanh dương tính (séropositif) nhưng không biểu hiện triệu chứng, virus « ngũ « « sommeille » trong cơ thể mèo, chưa lây nhiễm cho các mèo khác. Pha này rất thay đổi khoãng từ 5 đến 10 năm.
- 3e phase: Theo sau một stress nghiêm trọng, có liên hệ hay không với mùa, mèo trở nên bệnh. Virus « thức dậy » « réveille », nhân lên mạnh mẽ tàn phá bạch cầu, suy giãm nặng nề sức đề kháng và như vậy trở nên rất nhạy cảm với sự xâm nhập, tấn công của vi trùng cơ hội, có thể thấy biểu hiện bệnh lý ở đường hô hấp, miệng, ruột, tiết niệu,… Như vậy, người ta có thể quan sát thấy:
- triệu chứng tổng quát (chung): sốt, gầy yếu, sưng hạch.
- cảm nhiễm ở miệng (viêm họng, viêm miệng) ;
- tiêu chảy mãn tính, cho dù áp dụng nhiều cách thức điều trị
- cảm nhiễm ở mắt (viêm kết mạc -conjonctivitis) hay ở đường hô hấp(viêm mũi-rhinitis, viêm phế quản-tracheitis) ;
- nổi những mụn mũ dưới da ;
- xáo trộn thần kinh, vận động (viêm não- encéphalitis,co giật- convulsions)
- cuối cùng khi FIV phát triển vào giai đoạn cuối, ung thư máu.
Phòng ngừa
Một vaccin chống FIV đã được thương mãi hóa ở Nam Mỹ vài năm nay. Hiệu quả không hoàn toàn.Việc phòng ngừa dựa vào tránh tiếp xúc giữa mèo khỏe và mèo bệnh. Nó cũng đòi hỏi làm sạch đàn (mèo đực, mèo cái) tránh lan truyền virus. Như vậy, rất cần có sự theo dõi trên những mèo nguy cơ nhiễm bệnh (mèo đực, mèo thả rong, mèo hoang…) cũng như mèo mới nhập cư, nhất là những nơi không có chuồng nuôi nhốt. Với một test thử đơn giản, chỉ cần hai giọt máu mèo, kết quả sẽ có trong 10 phút thực hiện.