Home » , » Chẩn Đoán Phân Biệt Bệnh Cúm Gia Cầm Với Newcastle

Chẩn Đoán Phân Biệt Bệnh Cúm Gia Cầm Với Newcastle

Written By Chăn Nuôi on Thursday, June 6, 2013 | 11:38 PM

I. Đặt vấn đề
Những tháng cuối năm 2008 và đầu 2009 dịch Cúm gia cầm lại đang tái phát tại nhiều địa phương của 8 Tỉnh thành trải dải khắp từ Bắc vào Nam trên phạm vi cả nước.
Có những địa phương chúng tôi đến tìm hiểu thì bệnh Cúm đã diễn ra hàng chục ngày nay nhưng người chăn nuôi và cán bộ thú y vẫn cho đó là bệnh Newcastle.
Sự nhầm lẫn trên là hết sức bình thường trong chuyên môn song sự nhầm lẫn đó lại là mối nguy cơ tiềm ẩn đáng sợ, là nguyên nhân để phát tán Đại dịch Cúm gia cầm ra diện rộng.
Nguyên nhân của sự nhầm lẫn giữa bệnh Cúm gia cầm và bệnh Newcastle nằm ở cả hai phía. Phía thứ nhất thuộc về bản chất của những biểu hiện về bệnh Cúm đã có những thay đổi. Phía thứ hai thuộc về người chăn nuôi và cán bộ thú y cơ sở chưa kịp cập nhật những biểu hiện thay đổi đó.
Chính vì thế chúng tôi giới thiệu những nét cơ bản một cách tóm tắt nhất để giúp người chăn nuôi cũng như cán bộ kỹ thuật liên quan có khả năng độc lập phân biệt được hai bệnh trong thực tế sản xuất.

II. Nội dung và phương pháp tiến hành
a/ Nội dung chính của vấn đề này là bằng mắt thường và trong điều kiện sản xuất người chăn nuôi và cán bộ thú y có thể chẩn đoán phân biệt được hai bệnh Cúm gia cầm và Newcastle.
b/ Về phương pháp: Chúng ta chỉ áp dụng được ba phương pháp thường quy trong thực địa, để so sánh và rút ra những điểm giống nhau và khác nhau của hai bệnh.

III. Các bước tiến hành
1. So sánh Đặc điểm dịch tế học
Các chỉ số dịch tễ cần theo dõi (1)
Bệnh cúm gia cầm thể (HPAI) độc lực cao (2)
Bệnh Newcastle (3)
Căn nguyên gây bệnh
Virut thuộc họ OrthomyxoVirut
Virut thuộc họ MyxoVirrut có cùng nguồn gốc với Virut Cúm
Tuổi mắc bệnh
Tất cả các lứa tuổi trên đều có thể mắc bệnh song phổ biến nhất là ở gà từ 4-64 tuần tuổi (tức là từ 22-450 ngày tuổi)
Bệnh xảy ra không phụ thuộc vào tuổi của gà (tức là có thể xảy ra bất cứ lúc nào)
Mùa vụ
Xảy ra quanh năm, nhưng dễ bùng phát vào mùa đông, xuân (không phụ thuộc vào mùa vụ khí hậu)
Xảy ra quanh năm nhưng dễ bùng phát vào mùa đông, xuân (không phụ thuộc vào mùa vụ khí hậu)
Loại gia cầm bị bệnh
Gia cầm, thuỷ cầm và hoang  cầm, loài lông vũ: gà, ngan, vịt, cút... cú, vẹt, khiếu, sáo, chim sẻ, cò, vạc, le le, mồng mồng... vịt, ngỗng trời...
Chỉ có loài gà, thuộc gia cầm và hoang cầm: gà, cút, bồ câu, đà điểu, chim sẻ, sao, vẹt, khiếu... song Newcastle không thấy ở loài thuỷ cầm (vịt, ngan, ngỗng, le le, mồng, két, vạc, vịt trời...)
Tính chất dịch
Dịch nguy hiểm, dạng phát nhanh, mạnh và điển hình
Dịch nguy hiểm và có ba thể dịch: phát nhanh, phát chậm và không điển hình

2. So sánh triệu chứng lâm sàng
(1)
Bệnh cúm thể độc lực cao HPAI (2)
Bệnh Newcastle (3)
1. Thể hiện    bệnh
Quá cấp tính (2003-2007)
Cấp tính (2007-2009
Cấp tính (dạng phát nhanh)
Dưới cấp (dạng phát trung bình)
Mãn tính không điển hình (dạng phát chậm)
2. Các biểu hiện sốt
 - Sốt cao, chảy nước mắt, nước mũi
- Mào tích thâm, phù nề, sưng phù đầu trước 2008 rất phổ biến thì nay ít thấy phù nề mào tích mà thấy phổ biến là mào thâm, tụt và quăn lại
- Sốt cao, chảy nước mắt, nước mũi, miệng
- Mào tích không sưng, không phù nề mà chỉ thâm, tụt xuống và quăn lại
Tiêu hoá
- Chảy dãi, diều chứ nhiều thức ăn không tiêu
Chảy dãi, diều chứ nhiều hơi hoặc thức ăn không tiêu
Hô hấp
- Ho hen. Trước đây hay bị ngạt, vảy mỏ khạc đờm lẫn máu, nay ho hen sặc khoẹt giống như CRD
- Bệnh lây lan nhanh
- Thế cấp tính: ủ rũ, buồn ngủ khó thở và ngạt. vùng họng có màng giả
- Thể dưới cấp; ho hen, loặc xoặc kèm theo tiếng “toóc” miệng hé mở để hít khí
- Thể mãn tính hoặc không điển hình: Trong đàn có nhiều gà ho hen và gầy dần, chết rải rác
Thần kinh
Gà ốm, lười vận động, hay nằm. Nhiều gà đi run rẩy, đi không vững hoặc co giật đầu và cổ
Gà bị bệnh tụ đống vào góc chuồng hoặc đứng lẻ loi mắt nhắm nghiền, bại chân, bại cánh hoặc ngoẹo đầu, ngoẹo cổ
Mức độ ăn
- Trước đây giảm ăn rồi bỏ ăn hẳn trong 1-2 ngày. Nay đàn gà vẫn ăn, nhưng những con ốm thì giảm ăn bỏ ăn rồi chết trong khi cả đàn hầu hết vẫn đang ăn (ăn cứ ăn và ốm cứ ốm rồi chết cứ chết)
+ Thể cấp: Đàn gà bỏ ăn ngay sau khi phát
+ Thể dưới cấp: giảm ăn từ từ
+ Thể không điển hình: đàn gà vẫn ăn uống bình thường nhưng những con ốm giảm ăn dần rồi suy nhược mạnh dẫn đến chết
Tình trạng đàn gà
Trước đây thể trạng đàn gà suy sụp nhanh chết trong 2-3 ngày thì nay phải sau 7-10 ngày thậm chí kéo dài 2-3 tuần (mức độ suy giảm dần từ rất khốc liệt, đến kéo dài)
+ Thể cấp: Thể trạng đàn gà xấu đi nhanh chóng
+ Thể dưới cấp: 7-15 ngày sau khi phát bệnh đàn mới suy sụp
+ Thể không điển hình: Thể trạng đàn gà rất ít bị thay đổi trong 2-3 tuần đầu. Đàn gà vẫn ăn uống bình thường nhưng ngày nào cũng thấy gà chết, chết rải rác
Tiêu chảy
Các dạng tiêu chảy thường thấy phân loãng có màu trắng có lúc có màu vàng, lúc có màu xanh trắng hoặc màu xanh
Tiêu chảy phân xanh, xanh trắng
Sinh sản
Giảm đẻ mạnh và tắt đẻ hoàn toàn chỉ sau 2-4 ngày bị bệnh
Giảm đẻ từ từ có nhiều trứng non dễ vỡ, vỏ mềm
Xuất huyết dưới da, niêm mạc cơ quan nhìn từ ngoài
Xuất huyết dưới da ống chân, kẽ chân và niêm mạc hậu môn thấy rất phổ biến trước kia thì nay ở mức độ nhẹ và khó phân biệt
Không có xuất huyết dưới da, kẽ ngón chân và ống chân
Ở thể cấp và dưới cấp thấy xuất huyết niêm mạc hậu môn

* tóm lại: Trước đây bệnh Cúm nổ ra dữ dội, phát nhanh chỉ 1-3 ngày là đã gây chết hàng loạt (tỷ lệ chết rất cao tới 100%) thì nay bệnh xảy ra không mạnh và kéo dài hàng tuần.

3. So sánh Biến đổi bệnh lý - Bệnh tích đại thể
Các cơ quan theo dõi (1)
Bệnh cúm (2)
Bệnh Newcastle (3)
Mào tích
Xuất huyết dưới da ống chân và kẽ ngón chân, xuất huyết, hoại tử mào tích
Không có
Niêm mạc hậu môn
Xuất huyết với các mức độ rất khác nhau
Xuất huyết với các mức độ rất khác nhau
Cơ đùi, cơ ngực
Xuất huyết cơ đùi, cơ ngực và mỡ đùi
Không có
Mỡ đùi, mỡ bụng, mỡ vành tim
Xuất huyết mỡ bụng, mỡ đùi, mỡ vành tim
Không có
Màng treo ruột
Xuất huyết màng treo ruột
Không có
Buồng trứng
Buồng trứng bị xung huyết, vỡ trứng non, viêm phúc mạc
Xung huyết buồng trứng, vỡ trứng non, viêm phúc mạc
Ống dẫn trứng
Viêm xuất huyết ống dẫn trứng
Viêm xuất huyết ống dẫn trứng
Tinh hoàn
Xung huyết tinh hoàn
Xung huyết tinh hoàn
Phổi
Xung và tụ huyết nặng
Xung và tụ huyết với các mức độ khác nhau
Tim
- Tim bơi trong bao dịch thẩm xuất đặc màu vàng
- Xuất huyết bao tim, cơ tim, vỡ vành tim
Không có biến đổi
Màng xương lồng ngực
Xuất huyết màng xương lồng ngực
Không có biến đổi
Thanh khí quản
Viêm xuất huyết thanh khí quản, có nhầy đờm dãi lẫn máu ở vùng họng khí quản
Xuất huyết thanh khí quản có nhầy và đờm dãi nhưng không lẫn máu
Cơ quan tiêu hoá
Viêm xuất huyết toàn bộ đường tiêu hoá từ dạ dày tuyến, tá tràng, ruột non, van hồi manh tràng, niêm mạc hậu môn
Viêm xuất huyết toàn bộ đường tiêu hoá từ dạ dày tuyến, tá tràng, ruột non, van hồi manh tràng, niêm mạc hậu môn kèm thêm viêm loét hoại tử
Túi Fabricius
Bị viêm sưng
Không biến đổi
Gan
Viêm xuất huyết dưới màng gan
Không biến đổi
Thận
Bị viêm xung huyết hoặc xuất huyết
Không có biến đổi
Lách
Lách bị xung huyết
Không có biến đổi

Trong những trường hợp khó phân biệt thì cần gửi mẫu gà bệnh về các cơ quan thú y gần nhất để xét nghiệm, phân lập Virut

IV. Phương pháp xử lý
A. Bệnh Newcastle: Cần tiến hành 2 bước:
- Bước 1: Nhanh chóng can thiệp vaccin vào đàn gà bệnh.
a/ Nếu đàn gà dưới 20 ngày tuổi, chưa dùng vaccin Lasota hoặc ND+IB lần nào mà đàn gà đã tiếp xúc với đàn gà bệnh hoặc người chăn nuôi gà bệnh thì nhanh chóng tiêu hủy. Nếu chưa tiếp xúc với đàn gà bệnh thì phải nhỏ ngay vaccin Lasota, hoặc ND+IB rồi chuyển đến nơi khác an toàn và nuôi tiếp sau đó 7-10 ngày thì dùng lại Lasota hoặc ND+IB, tiếp sau đó 10- 15 ngày nữa thì tiêm vaccin Newcastle H1.
b/ Nếu đàn gà dưới 20 ngày tuổi đã được phòng vaccin Lasota hoặc ND+IB từ 1-2 lần thì ngay lập tức nhỏ lại vaccin Lasota hoặc ND+IB sau đó 10 ngày thì tiêm vaccin H1.
c/ Nếu đàn gà trên 20 ngày tuổi đã được dùng vaccin Lasota hoặc ND+IB 2 lần, chưa tiêm hoặc vừa đã tiêm vaccin H1 thì tiêm lại ngay vaccin H1.
- Bước 2: Cho đàn gà uống thuốc.
T.Colivit = 20g
T.Cúm gia súc = 20g
Super - Vitamin 10g
Tất cả pha vào 15- 20 lít nước cho 100 kg gà uống ngày đêm và dùng liên tục 3 - 4 ngày.
Có thể thay T.Colivit bằng T.Avimycin hoặc T.Umgiaca hoặc T.Flox. C hoặc T.I.C. ..
Sau khi làm xong 2 bước trên, cần phải tiến hành ngay các giải pháp vệ sinh an toàn sinh học cho mỗi chuồng gà, cho cả khu và cả trại.

B. Bệnh Cúm gà
Nếu nghi đó là bệnh Cúm gà thì phải báo cho cán bộ hoặc cơ quan thú y gần nhất để xử lý theo quy định một cách triệt để nhất và khẩn trương nhất.

nguồn: www.vcn.vnn.vn

Chia sẻ bài viết: :
 
Thiết kế bởi: Free Blogger Templates | VNBLOGGER | Thư viện Online | Tin khuyến mại | Sổ tay Online Xem Phim: Phim Ánh Trăng
Copyright © 2016. Nông Nghiệp - By Blogger.com