- Do thức ăn có giá trị dinh dưỡng thấp, thành phần và giá trị dinh dưỡng mất cân đối, thức ăn hôi mốc, có nhiều độc tố…
Nếu cho lợn ăn nhiều chất bột, chất đường hoặc thiếu đạm và vitamin A, D, E thì sẽ làm cho buồng trứng chậm của lợn nái chậm phát triển, làm chậm quá trình động dục hoặc không động dục ở lợn hoặc lợn nái có chửa thì thai thường yếu và quái thai.
Còn nếu thức ăn hôi mốc sẽ sản sinh ra độc tố như Afla- toxin sẽ ra gây ngộ độc cho lợn, làm lợn bị sảy thai, chậm chu kỳ động dục, đẻ ít con.
- Do lợn mắc bệnh sinh sản như: Những bệnh nhiễm trùng đường máu hay đường sinh dục, bệnh tai xanh, bệnh thai gỗ… sẽ đưa đến tổn thương trên tử cung. Trường hợp này sẽ ảnh hưởng đến sự phân tiết hormon, viêm buồng trứng gây chậm động dục.
- Do nuôi lợn trong chuồng trại chật hẹp, không thường xuyên đi lại vận động nên sinh ra béo mập và làm cho cơ quan sinh dục không phát triển. Chuồng nuôi quá nhiều lợn gặp thời tiết nắng nóng kéo dài cũng có thể làm rối loạn sinh sản.
- Do hiện tượng lai tạo đồng huyết, cận huyết cũng làm cho giống lợn bị thoái hóa, chậm sinh, vô sinh. lợn nái có chửa sẽ khó đẻ, thai yếu và dễ sinh ra các quái thai…
- Do nội tiết bên trong cơ thể lợn: Nhiều trường hợp trên buồng trứng có u nang và những u nang này dẫn đến việc khả năng lợn không sinh sản là 4%.
Cách phòng:
- Phòng ngừa bằng dinh dưỡng: Cho lợn ăn với khẩu phần thức ăn cân đối đạm, canxi và vitamin, nhất là vitamin E.
- Chăm sóc quản lý: Cai sữa cho lợn con lúc 3-5 tuần tuổi và cho lợn nái tiếp xúc với lợn đực giống từ ngày đầu cai sữa lợn con.
- Sử dụng kích dục tố, sử dụng chế phẩm PMS: Tiêm chế phẩm PMS cho lợn nái trước khi lợn con cai sữa 8-10 ngày. Như vậy, kết quả động dục sau cai sữa của lợn nái là 90%. Chú ý: Không tiêm PMS cho lợn nái trước khi cai sữa lợn con quá sớm, vì như vậy, kết quả động dục chỉ đạt 20%.
Khắc phục:
- Kiểm tra lại thức ăn cho lợn xem thức ăn có đảm bảo chất lượng hay không để có thể kịp thời loại bỏ thức ăn hôi mốc và cân đối lại các thành phần và giá trị dinh dưỡng như: chất bột, đường, đạm, khoáng và sinh tố cho hợp lý.
- Cần bổ sung thức ăn giàu dinh dưỡng cho lợn, nhất là đạm, khoáng, vitamin. Các chất này có nhiều trong thịt, cá, trứng, tôm, cua, khô dầu đậu, đỗ, dầu cá, bí đỏ, giá đỗ nảy mầm, rau xanh non ngon,…
- Bổ sung vào cám cho lợn ăn hàng ngày các loại thuốc bổ trợ như A, D, E, C, B.complex theo hướng dẫn ghi trên nhãn thuốc.
- Tiêm thuốc kích dục tố 400UI eCG và 200UI hCG cho lợn nái. Liều lượng theo chỉ dẫn trên nhãn thuốc. Khi tiêm thuốc này thì lợn nái sẽ có kết quả động dục là 90%. Ngoài ra, có thể tiêm eCG và Estrogen để điều trị bệnh chậm động dục sau cai sữa của lợn nái. Nếu lần 1 không đậu thì tiếp tục cho phối lần 2, nếu đã qua 2 lần phối giống mà vẫn không đậu thì nên loại thải.