Home » » Cây Thuốc Sử Dụng Phòng Trị Bệnh Trong Chăn Nuôi

Cây Thuốc Sử Dụng Phòng Trị Bệnh Trong Chăn Nuôi

Written By Chăn Nuôi on Wednesday, May 8, 2013 | 11:45 PM

PGs Ts. HUỲNH KIM DIỆU, KHOA NÔNG NGHIỆP VÀ SINH HỌC ỨNG DỤNG, ĐẠI HỌC CẦN THƠ

       Trong chăn nuôi, kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong phòng trị bệnh, kích thích tăng trưởng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn cho gia súc gia cầm. Tuy nhiên, tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi đang là mối quan tâm của người tiêu dùng và cơ quan an toàn thực phẩm. Kháng sinh tích lũy trong sản phẩm chăn nuôi không những gây độc mà có thể gây dị ứng cho người tiêu dùng, dư lượng kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi còn là rào cản xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam. Điều đáng lo ngại là việc sử dụng kháng sinh phổ biến và không đúng cách trong chăn nuôi thú y đã dẫn đến sự đề kháng kháng sinh của vi khuẩn, và nguy hiểm hơn là khả năng truyền gen đề kháng kháng sinh cho vi khuẩn gây bệnh ở người cũng như vi khuẩn trong môi trường, ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc điều trị cho người và vật nuôi. Do đó, hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, đã và đang tìm cách giảm sử dụng kháng sinh trên gia súc gia cầm và dần dần thay thế bằng dược thảo thân thiện với môi trường,phát triển sản xuất theo hướng an toàn.
        Việt Nam có nhiều loại cây cỏ chứa các hoạt chất có khả năng kháng khuẩn đã được dân gian sử dụng từ lâu đời.
        Hành, hẹ, tỏi, gừng, nghệ, mơ lông, sả là những gia vị quen thuộc trong đời sống chúng ta. Chúng cũng là những kháng sinh thực vật đã được dân gian sử dụng phòng trị nhiều bệnh ở trâu bò, heo và gà. Hành từ xưa đã được dân gian trộn vào thức ăn gà vịt con để phòng bệnh. Khoa học kỹ thuật tiến bộ đã khám phá allicin trong hành,một chất kháng sinh tự nhiên rất mạnh, mạnh hơn pencillin. Cũng giống hành, tỏi chứa allicin có hoạt tính kháng khuẩn. Allicin tinh khiết phổ kháng khuẩn rộng với vi khuẩn gram dương lẫn gram âm, bao gồm E. coli sinh độc tố ruột (ETEC: Enterotoxigenic Escherichia coli) đa kháng thuốc, tụ cầu vàng đề kháng methicillin (MRSA: Methicillin Resistant Staphylococcus aureus), kháng nấm đặc biệt là Candida albicans, kháng với Entamoeba histolytica Giardia lamblia nên thường được dùng trị bệnh lỵ do amip trên người, bệnh tiêu chảy do vi khuẩn và đóng dấu trên heo, bệnh thương hàn, viêm phế quản, cúm, hoặc rửa vết thương. Nước ép tỏi được dùng cho gà uống để phòng, chữa bệnh cúm và trộn vào thức ăn heo trị tiêu chảy rất hiệu quả.Lá và củ hẹ tác dụng kháng khuẩn mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn như trực khuẩn mủ xanh (Pseudomonas aeruguinosa), thương hàn, lỵ, …do chất odorinvàtính kháng khuẩn của hẹ khá bền vững. Củ nghệchứa curcuminđóng vai trò quan trọng trong kích thích hệ miễn dịch,là chất chống oxy hoá, kháng khuẩn vàkháng viêm. Dây Mơ lông (Dây Mơ tròn, Thối thịt, Ngưu bì đống, Mơ tam thể)chứa alkaloid peaderin αvà β,thường được sử dụng trị viêm ruột do lỵ trực trùng (Shigella dysenteriae) và bôi ngoài da trị eczema trên da heo. Sả ,thành phần chủ yếu là geraniola và citronelola, được dùng trị tiêu chảy, ho. Gừngchứagingerol ngoài tác dụng kích thích nhu động ruột, giải nhiệt còn có tính kháng khuẩn.
        Ngoài ra còn nhiều cây cỏ quen thuộc khác cũng được sử dụng trong điều trị khá phổ biến như trầu khôngđược dùng trị tiêu chảy, phỏng, rửa vết thương do có tác dụng ức chế vi khuẩn rất mạnh.Sâm đại hành phối hợp vớivú sữa đấttrị heo tiêu chảy kết hợp kiết lỵ. Xuân hoa được dùng trị tiêu chảy cho heo và toi gà hiệu quả. Rau sam, rau mương, rau dừa nước, lá bàng được dùng trị tiêu chảy heo con.
       Dân gian dùng cây thuốc trong phòng trị bệnh cho gia súc gia cầm dựa theo kinh nghiệm. Gần đây nhiều thí nghiệm đã được thực hiện để xác định hiệu quả phòng trị bệnh của các cây thuốc này.
        Lâm Minh Thuận (2006) trộn bột gừng, tỏi và nghệ vào thức ăn không những giúp gà nuôi tăng sức đề kháng, tăng trọng lượng mà còn làm tăng tỷ lệ đẻ trứng. Tỏi, nghệ bổ sung vào khẩu phần heo thịt giúp giảm tỉ lệ tiêu chảy và ho, giảm tổn thương nhu mô phổi, giúp tăng trọng tốt (Nguyễn Thị Kim Loan, 2010).
       Xuân Hoa,từ năm 2003 đã được Huỳnh Kim Diệu (Đại học Cần Thơ) áp dụng trong việc phòng trị tiêu chảy heo con theo mẹ và sau cai sữa rất hiệu quả, tương đương với các kháng sinh (như norfloxacin phối hợp với gentamicin, colistin và trimethoprim; trimethoprim phối hợp sulfamethoxazole; apramycin phối hợp colistin và trimethoprim). Để phòng tiêu chảy heo con, có thể trộn bột lá xuân hoa vào thức ăn heo mẹ như dạng thức ăn bổ sung, hiệu quả tương đương với chủng ngừa vắc-xin phòng tiêu chảy. Như kháng sinh, chất kháng khuẩn trong xuân hoa cũng giúp kích thích tăng trọng nếu được trộn vào thức ăn cho heo.
        Ngoài những cây cỏ thường được sử dụng trên, còn nhiều bài thuốc từ lâu đời đã được dân gian sử dụng và có hiệu quả trong thực tế điều trị vật nuôi. Cụ thể như:
 
TRỊ BỆNH HEO
Đối với heo, cây thuốc đượcsắc cho uống hoặc trộn trong thức ăn.
Bệnh đóng dấu
- Lá bồ công anh (1 nắm) + lá vòi voi (1 nắm)
- Lá kim ngân (80g) + cam thảo (20g)
- Lá tía tô (50g) + chu sa (5cm) + sắn dây (20 cm) + hoạt thạch (40g) + cam thảo (4g)
Bệnh đậu
Bôi ngoài
- Ích mẫu (100g) + kim ngân (100g)+ lá xoan (80g) + lá khế (80g) + lá chùm ruột (80g) + lá ngãi cứu (60g)  sắc cô lại, bỏ bã
- Lá trầu không (1 nắm) vò xát lên mình
- Lá kinh giới: rang vàng trộn giấm và 1 chút muối xát lên mình
Uống
- Cây chó đẻ (20g) +  kim ngân (16g) +  kinh giới (16g) + cam thảo đất (16g)
- Dây kim ngân (50-100g)+ lá kinh giới (50-100g)
- Lá cỏ mực  (50g)+ cỏ mần trầu (50g)+ rễ cây dứa dại (50g) + lá mãnh cọng (50g)
Bệnh tiêu chảy
Trị tiêu chảy phân trắng heo con
- Cây ba chẽ (20g) + chó đẻ răng cưa (30g) + lá hẹ (30g) + hương nhu (16g)
- Lá lốt (30g) + ngãi cứu (20g) + lá sả (30g) + lá xoài (20g)
- Lá chùm ngây (50g) + rau diếp cá (50g) + lá tràm (16g) + lá vối (20g)
- Rễ cỏ xước khô (500g) + gừng tươi (50g)
- Gừng (2g) + tỏi (5g) + lá đu đủ (10g)
Trị kiết lỵ
- Lá cây ô rô (200g) + đọt ổi (50g)
- Lá mơ lông (300g) + củ cây gai (100g)
- Rau sam tươi (100g) + cỏ sữa tươi (100g) + cỏ mực (20g)
Bệnh Phó Thương hàn
Phòng bệnh
- Lá lốt (50g) + lá xoài (20g)
- Lá ngãi cứu (30g) + lá sả (50g)
Trị bệnh
- Xuyên tâm liên (16g) + kim ngân (12g) + trắc bá diệp (16g) + ngãi cứu (12g)
- Lá lốt (20g) + lá móng (16g) + lá sả (30g) + lá thông (16g)
- Lá sen cạn (20g) + cây chó đẻ (50g) + lá tràm (20g) + tô mộc (12g)
- Kinh giới (12g) + táo (5 trái) + quế chi (10g) + gừng sống (10g)
Bệnh Tụ huyết trùng
Phòng bệnh
- Kim ngân (20g) + mã đề (50g)
- Diếp cá (100g) + rau ngót (50g)
Tri bệnh
- Cỏ mực (16g) + xuyên tâm liên (16g) + tang bạch bì (12g) + lá kim giao (12g) + quyển bá xanh lục (16g) + ý dĩ (12g)
- Tỏi (50g) + cam thảo (30g)
Bệnh suyễn heo (bệnh viêm phổi địa phương do Mycoplasma hyopneumoniae)
 -Dành dành (10g) + lá bạc hà (6g) + cam thảo (5g) + lúa chùm mễ (1 bông)
- Lá khuynh diệp (50g)
 
TRỊ BỆNH GÀ
     Đối với gà, cây thuốcđượcsắc cho uống hoặc trộn vào thức ăn. Liều lượng nêu dưới đây thường được dùng cho 10 gà lớn, 20 gà giò hoặc 40 gà con theo mẹ.
Bệnh bạch lỵ do Salmonella pullorum
Lá lốt (16g) + ngãi cứu (16g) + lá xoài (12g) + lá trầu không (12g)
Bệnh hô hấp mãn tính (CRD)
      Ba chẽ (20g) + ké đầu ngựa (12g) + trắc bá diệp (16g)+hương nhu (16g)+lá nha đam (12g)  
      Dịch tả gà (Newcastle)
Các thảo dược sau được dùng phòng bệnh tương đối hiệu quả:
- Rễ cây lốt (20g) + gừng khô (15g) + gừng tươi (1 củ to) + xương truật (15g)
- Lá tía tô (15g) + xương bồ (10g) + hoàng nàn chế (15g)+ bạc hà (10g)+ hương phụ (10g)
- Sa nhân (10g) + chỉ xác (10g) + nhục đậu khấu (15g) + quế chi (5g) + hoàng liên (20g) + lô hội (2g)
-Trắc bá diệp (16g) + nọc sởi (16g) +  chút chít (16g) +  hoàng đằng (12g)
- Hoa kinh giới (50g)+lá tía tô (25g)+kim ngân hoa (25g)+liên kiều (25g)+bạc hà (25g)
    Bệnh toi gà(tụ huyết trùng)
      Than gỗ (3 cục bằng ngón tay) + gừng sống (3 lát) + tiêu hột (8 hột) + tỏi (3 tép)
      Bên cạnh đó, vịt bị toi dùng lá ngãi cứu + hương nhu đốt xông đầu hướng gió cho vịt và xông thuốc nhiều lần trong thời gian có dịch cũng cho hiệu quả tốt.
      Trong cây thuốc, hoạt tính kháng khuẩn thường không chỉ một chất mà gồm nhiều chất hỗ trợ nhau nên là một kiểu phối hợp kháng sinh tốt. Do đó, theo Bùi Thị Tho (2003), tỏi và hẹ đã được thí nghiệm cho thấy tính kháng khuẩn cao, không bị kháng thuốc trong tự nhiên và không bị kháng thuốc chéo như các kháng sinh tân dược.
      Ở Việt Nam, nguồn cây thuốc phong phú và đã cho thấy có hiệu quả trong phòng trị bệnh gia súc gia cầm, lại ít độc tính. Sử dụng cây thuốc phòng trị cho gia súc gia cầm thay thế kháng sinh (đặc biệt trong phòng bệnh và có khả năng kích thích tăng trưởng) sẽ giảm được giá thành, tạo thực phẩm sạchvà an toàn. Theo Đỗ Tất Lợi (2003) và Võ Văn Chi (1999), các cây thuốcđược sử dụng điều trị, ngoài hoạt tính kháng khuẩn còn có tác dụng chống oxy hóa, kích thích chức năng miễn dịch, tăng cường hoạt độngtiêu hoá, hấp thu các chất dinh dưỡng, giúp cho quá trình trao đổi chất được điều hoà và cân bằng. Do đó cây thuốc cần được nghiên cứu và khai thác ứng dụng trong chăn nuôi nhiều hơn nữa.
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Võ Văn Chi, 1999. Từ điển cây thuốc Việt Nam, Nxb Y học, TP Hồ Chí Minh, tr. 891-1354.
2. Huỳnh Kim Diệu, 2003. Tạp chí khoa học Đại học Cần Thơ, tr.87 - 98
    3. Huỳnh Kim Diệu, 2007. Tạp chí Khoa Học Kỹ Thuật Thú Y, Tập XIV, số 5/2007, tr. 56  - 59.
4. Nguyễn Thị Kim Loan và ctv., 2010. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Chăn nuôi, số 3(132): 2-10.
5. Đỗ Tất Lợi, 2003. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, Nxb Y học, Hà Nội.
6. Bùi Thị Tho, 2003. Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi, Nxb Hà Nội.
7. Lâm Minh Thuận, 2006. Tạp chí Khoa học kỹ thuật Nông Lâm Nghiệp, số 1: 87-89.
Chia sẻ bài viết: :
 
Thiết kế bởi: Free Blogger Templates | VNBLOGGER | Thư viện Online | Tin khuyến mại | Sổ tay Online Xem Phim: Phim Ánh Trăng
Copyright © 2016. Nông Nghiệp - By Blogger.com