Do thuốc là một protein lạ (insulin, thyroxin lấy từ súc vật), là đa peptid, polysaccarid có phân tử lượng cao, mang tính kháng nguyên. Tuy nhiên,những thuốc có phân tử lượng thấp hoặc chính sản phẩm chuyển hoá của nó (acid penicilenic, acid peniciloic, acid penaldic…là các sản phẩm chuyển hoá của penicillin) có tính kháng nguyên, có thể gây ra dị ứng, chúng được gọi là bán kháng nguyên hay “hapten”. Vào cơ thể, hapten có khả năng gắn với một protein nội sinh theo cách cộng hoá trị và tạo thành phức hợp kháng nguyên.
Những thuốc có mang nhóm NH2 ở vị trí para như benzocain, procain, sulphonamid, sulfonylurea…. Là những thuốc dễ gây mẫn cảm vì nhóm NH2 dễ bị ôxi hoá và sản phẩm ôxy hoá đó sẽ dễ gắn với nhóm - SH của protein nội sinh để thành kháng nguyên.
Khi các kháng nguyên này xâm nhập vào cơ thể thì nó sẽ làm xuất hiện phản ứng dị ứng. Cơ chế của nó bao gồm 3 giai đoạn sau:
A – Giai đoạn mẫn cảm:
Bắt đầu từ khi kháng nguyên lọt vào cơ thể hoặc hình thành trong cơ thể như một số chất chuyển hoá trung gian của sulfamid và penicillin. Nó sẽ được các tế bào đại thực bào (macrophage) bắt nuốt, xử lý, trình diện kháng nguyên (anti present) cho các tế bào limpho TCD4 qua thụ thể MHC II.Đồng thời các tế bào đại thực bào sau khi xử lý kháng nguyên xong, thì một operon điều khiển tổng hợp IL1 được giải ức chế. Nó tiến hành phiên mã tổng hợp ra mARN,sau đó mARN thực hiện giải mã sinh tổng hợp nên IL1.
IL1 tiết ra nó sẽ hoạt hoá tế bào TCD4 và các tế bào T khác. Tế bào TCD4 lúc này được hoạt hoá nó sẽ tiết ra các IL 2, IL3, IL4, IL5, IL6.
Trong đó IL2 tác động đến tế bào T ức chế (TCD8). Còn IL4, IL5,IL6 có chức năng kích thích và biệt hoá tế bào limpho B thành Plasmocyte (tương bào). Các tế bào plasmocyte sẽ tạo ra các kkháng thể thuộc các lớp IgA, IgG, IgE, IgM. Trong đó IgE có vai trò quan trọng trong phản ứng di ứng.
IL3 góp phần tăng trưởng tế bào mastocyte, một tế bào có vai trò quan trọng trong sốc phản vệ, các phản ứng dị ứng loại hình tức thì, các quá trình viêm.
Đến đây sẽ có hai khả năng xảy ra:
- Khả năng thứ 1: Tế bào plasmocyte sản sinh ra IgE, IgE sẽ chui qua màng tế bào plasmocyte gắn lên bề mặt tế bào Mastocyte.
- Khả năng thứ 2: Tế bào plasmocyte cũng sản sinh ra IgG, kháng thể này lưu động trong máu.
Đến đây kết thúc giai đoạn 1.
B – Giai đoạn II: Hoá sinh bệnh
Kháng thể IgE sản sinh ra nó sẽ “cắm” phần Fc vào thụ thể trên bề mặt tế bào Mastocyte,còn phần Fab tự do hướng ra ngoài. Khi kháng nguyên là các phân tử thuốc kêt hợp với IgE tạo thành phức hợp kháng nguyên - kháng thể trên bề mặt tế bào Mastocyte, làm cho Ca++ gia nhập tế bào. Nó làm phá vỡ các bọc giải phóng ra các chất trung gian trong đó có:+ Histamin được tạo ra từ acid amin histidin được khử carboxyl tạo thành, tryptophan sẽ được khử carboxyl,sau đó được hyldroxyl hoá để tạo thành serotonin
+ Heparin chống đông máu
+ ECF(eosinophile chemotactic factor) làm tập trung và hoạt hoá tiểu cầu, xúc tiến đông máu.
* Ngoài ra còn có các chất được tổng hợp mới, khi hoạt hoá tế bào gồm có:
+ SRS – A(slow reaction substance A): Chất tác dụng chậm của phản vệ, gây co cơ trơn, hạ huyết áp, gồm leucotrien C4 và D4 (LTC4, LTD4)
+ Leucotrien B4 (LTB4), prostaglandin.
+ Thromboxan.
Tất cả đều có nguồn gốc ban đầu là acid arachidonic, tác dụng chung là co cơ trơn phế quản, cơ trơn, ngưng tụ tiểu cầu, dãn mạch tăng tính thấm (phù), tiết dịch và tiết nhầy ở niêm mạc.
Cũng có thể gây ra khả năng thứ 2: phức hợp dị nguyên + kháng thể dị ứng lưu hành trong máu (với điều kiện là khu vực thừa dị nguyên), hoạt hoá bổ thể, nhất là thành phần C3a,C5a và hình thành anaphylatoxin dẫn đến sự giải phóng histamin, serotonin, bradykinin…như trong khả năng thứ nhất.
Tất cả đều có nguồn gốc ban đầu là acid arachidonic, tác dụng chung là co cơ trơn phế quản, cơ trơn, ngưng tụ tiểu cầu, dãn mạch tăng tính thấm (phù), tiết dịch và tiết nhầy ở niêm mạc.
Cũng có thể gây ra khả năng thứ 2: phức hợp dị nguyên + kháng thể dị ứng lưu hành trong máu (với điều kiện là khu vực thừa dị nguyên), hoạt hoá bổ thể, nhất là thành phần C3a,C5a và hình thành anaphylatoxin dẫn đến sự giải phóng histamin, serotonin, bradykinin…như trong khả năng thứ nhất.
C – Giai đoạn III: Sinh lý bệnh
Trong giai đoạn này, histamin và các hoạt chất trung gian khác (serotonin, bradykinin, SRS – A….). Tác động lên các cơ quan tổ chức tương ứng, đặc biệt là cơ trơn, (động mạch lớn, động mạch não, phế quản dạ dày, ruột, mao mạch,….) tạo nên những rối loạn vận động cơ trơn. Histamin và các hoạt chất trung gian khác thời gian đầu làm co, sau đó làm giãn động mạch lớn, dẫn đến hiện tượng tụt huyết áp.Các hoạt chất trung gian làm co các động mạch não, dẫn đến sự xuất hiện các triệu chứng: Đau đầu, choáng váng, hôn mê.
Các hoạt động này làm co thắt dạ dày,ruột do đó gây nên các cơn đau quặn vùng bụng, co thắt phế quản, gây khó thở, co và giãn các cơ vòng ở niệu quản, trực tràng làm con vật đại, tiểu tiện bừa bãi, lúc đầu làm co thắt, sau làm giãn mao mạch dẫn đến xung huyết ban đỏ, kích thích các tận cùng thần kinh dưới da gây mày đay, mẩn ngứa.
D - Dựa trên cơ sở của cơ chế miễn dịch thì phản ứng miễn dịch dị ứng thuốc được chia ra làm 4 type sau:
- Typ I hay phản ứng phản vệ ( anaphylactic reactions ) do sự kết hợp của kháng nguyên với kháng thể IgE, gắn trên bạch cầu ưa base tuần hoàn hoặc các dưỡng bào (mastocyte). Phản ứng làm giải phóng nhiều hoạt chất hoá học trung gian như histamin, serotonin, leucotrien, prostaglandin, gây giãn mạch,phù và viêm. Các cơ quan đích của phản ứng này là đường tiêu hoá, da (mày đay, viêm da dị ứng), đường hô hấp ( viêm mũi,hen) và hệ tim mạch (sốc phản vệ).
Các phản ứng này xảy ra ngay sau khi dùng thuốc.
Các thuốc dễ gây phản ứng typ I: Thuốc tê procain, lindocain, kháng sinh nhómlactam, aminoglycosid, huyết thanh, globulin, vaccin, vitamin B1 tiêm tĩnh mạch.
- Typ II hay phản ứng huỷ tế bào (cytolytic reaction) xảy ra khi có sự kết hợp giữa kháng nguyên với kháng thể IgG và IgM đồng thời có sự hoạt hoá bổ thể. Mô đích của phản ứng này là mô đích của hệ tuần hoàn.
Thí dụ thiếu máu tan máu do penicillin, thiếu máu tan máu tự miễn do methyldopa, ban xuất huyết giảm tiểu cầu do quinin, giảm bạch cầu hạt do sulfonamid, luput ban đỏ hệ thống do procainamid.
Thí dụ thiếu máu tan máu do penicillin, thiếu máu tan máu tự miễn do methyldopa, ban xuất huyết giảm tiểu cầu do quinin, giảm bạch cầu hạt do sulfonamid, luput ban đỏ hệ thống do procainamid.
- Typ III hay phản ứng Arthus, trung gian chủ yếu qua IgG có sự tham gia của bổ thể. phản ứng giữa kháng nguyên và kháng thể tạo thành phức hợp miễn dịch. Phức hợp này lắng đọng nội mạc gây tổn thương viêm huỷ hoại, được gọi là bệnh huyết thanh. Biểu hiện lâm sàng thường là: mày đay, ban đỏ, đau, viêm khớp, nổi hạch, sốt. Thường xảy ra sau 6 – 12 ngày.
Các thuốc có thể gặp là sulfonamid, penicillin, một số thuốc chống co giật, iod, muối thuỷ ngân, huyết thanh. Hội chứng Steven – Johnson là biểu hiện nặng của typ này.
- Typ IV hay phản ứng nhạy cảm muộn, trung gian qua tế bào limpho T đã được mẫn cảm và đại thực bào. Khi các tế bào mẫn cảm tiếp xúc với kháng nguyên sẽ giải phóng các limphokin gây ra phản ứng viêm. Viêm da tiếp xúc là biểu hiện thương gặp của typ này.
Các phản ứng thuốc không liên quan đến liều lượng thuốc dùng, số lần dùng và thường có dị ứng chéo. Vì vậy cần hỏi kỹ tiền sử của người bệnh cũng như súc vật thông qua chủ gia súc trước khi dùng thuốc. Với những thuốc hay gây ra dị ứng (penicillin, lidocain…) khi dùng phải có sẵn thuốc và phương tiện cấp cứu (adrenalin). Sốc phản vệ có thể xảy ra có thể xảy ra do đường dùng thuốc khác nhau: Vitamin B1 dạng tiêm tĩnh mạch có thể gây sốc chết người, trong khi đó dạng uống không gây phản ứng này.