Ở nước ta, bệnh phổ biến ở các tỉnh miền núi và đồng bằng phía Bắc (vùng có khí hậu mùa đông khắc nghiệt) thường vào mùa đông xuân hàng năm, ở vùng núi của các tỉnh duyên hải miền Trung và Tây Nguyên (vùng có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm rất cao) thường vào cuối đến đầu năm dương lịch. Tỷ lệ chết bệnh này rất cao nếu không được chăm sóc và điều trị kịp thời và kiên quyết.
Nguyên nhân gây bệnh: Có hai nguyên nhân. Thứ nhất khi bê nghé dưới một năm tuổi, đặc biệt từ khi mới sinh cho đến vài tháng tuổi, cơ thể có sức chịu đựng rất yếu đối với những thay đổi từ thời tiết, khí hậu, môi trường như mưa lạnh, ban ngày nóng ẩm tối đến rét buốt, thiếu thức ăn nước uống vào mùa khô. Thứ hai là các vi khuẩn gây bệnh là loài sống sẵn trong đường hô hấp của bê nghé chờ cơ hội khi sức đề kháng của bê nghé yếu đi sẽ tấn công phổi gây bệnh. Một số vi khuẩn có sẵn trong đường hô hấp của bê nghé như vi khuẩn liên cầu (Streptococcus), vi khuẩn phế viêm (Actinobacillus pleuropneumoniae, Mycoplasma mycodes), vi khuẩn tụ cầu (Staphylococcus auneus) là những vi khuẩn chính gây nên bệnh viêm phổi.
Triệu chứng bệnh: Bệnh tiến triển rất nhanh, thời gian ủ bệnh chỉ từ 3 - 5 ngày. Bê nghé có những biểu hiện: sốt cao 41 – 42oC, liên tục 3 - 5 ngày; ăn kém hoặc bỏ ăn, niêm mạc mắt đỏ sẫm, chảy nước mắt, nước mũi. Khi sốt cao, bê nghé thường có biểu hiện run rẩy, co giật, đi xiêu vẹo hoặc nằm liệt một chỗ. Khó thở, thở nhanh và thường “thở bằng bụng”; biểu hiện ho tăng dần, khi ho chảy nhiều bọt khí rãi rớt, trường hợp nặng hơn có dịch mủ chảy ra từ miệng mũi. Một số bê nghé bị bệnh có biến chứng viêm ruột, ỉa chảy do bê nghé nuốt đờm dãi có chứa vi khuẩn vào đường tiêu hóa. Nhiều trường hợp bệnh tiến triển nhanh chóng, ít thấy những biểu hiện kể trên bê nghé đã chết. Thường thì bê nghé chết trong khoảng thời gian 3 - 5 ngày với tỷ lệ cao 80 - 100%.
Bệnh tích: Phổi phù thũng tụ huyết, xuất huyết đỏ; trong phế quản, khí quản có nhiều bọt khí hoặc dịch mủ. Màng phổi dính vào lồng ngực và màng tim, trong xoang ngực có nhiều dịch màu vàng.
Điều trị bệnh: Đối với bệnh viêm phổi bê nghé, ngoài biện pháp can thiệp nhanh bằng thuốc thì công tác chăm sóc hộ lý đặc biệt quan trọng. Có thể sử dụng phác đồ điều trị như sau:
+ Dùng kháng sinh điều trị: Có thể dùng một trong các loại kháng sinh sau:
- NAVET-CEL (huyễn dịch tiêm)-chai 100ml, dùng tiêm bắp hoặc dưới da, liều 1-2 mg/1kg trọng lượng cơ thể cho 1 ngày. Tiêm liên tục 3 ngày.
- NAVET-GENTAMOX (hỗn dịch tiêm tác dụng kéo dài)-chai 100ml, dùng tiêm bắp, liều 10-15 ml/con/ngày. Tiêm liên tục 3 ngày.
- NAVET-flor 40 LA (dung dịch tiêm)-chai 100ml, dùng tiêm bắp hoặc dưới da, liều 0,5-1ml/20kg thể trọng, sau 48 giờ tiêm lại lần 2.
- NAVET-MARBOCIN 5 (dung dịch tiêm)-chai 100ml, dùng tiêm bắp hoặc dưới da, liều 1ml/25 kg thể trọng/ngày. Tiêm liên tục 3-5 ngày. Hiệu quả điều trị sẽ cao hơn, nếu bê nghé được điều trị kết hợp dùng kháng sinh và Interferon.
+ Dùng các thuốc trợ sức: tiêm phối hợp cafein, B.COMPLEX và VITAMIN C-2000. Những con quá yếu phải cho uống dung dịch điện giải hoặc truyền dung dịch mặn ngọt: 1.000 - 2.000ml/100kg thể trọng. Có thể dùng thêm thuốc hạ sốt, chống viêm.
+ Chăm sóc: đây là biện pháp quan trọng hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Bê nghé ốm phải nhốt riêng để điều trị; bảo đảm đủ ấm nếu cần có thể “mặc thêm áo” hoặc sưởi ấm cho bê nghé; giữ chuồng luôn khô sạch; cho ăn uống đầy đủ dinh dưỡng (nếu bê nghé không tự ăn được phải bơm thức ăn như sữa, cháo gạo loãng qua đường miệng); có thể phải lật con vật thường xuyên và đặt vật ở tư thế dễ thở.
Phòng bệnh: Phải có chuồng trại luôn khô sạch, thoáng mát vào mùa hè, kín ấm vào mùa đông. Không nên buộc hoặc nhốt bê nghé ngoài gốc cây hoặc dưới gầm sàn nhà; không nên chăn thả quá sớm vào mùa đông, “mặc ấm” vào ngày giá rét. Cho ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Bình thường chuồng nuôi nhốt nên phun thuốc sát trùng nền chuồng và xung quanh chuồng định kỳ 1 tuần 1 lần bằng BENKOCID hoặc B-K-A. Theo dõi và phát hiện sớm bê nghé bị bệnh để kịp thời cách ly điều trị tránh lây nhiễm.
Xem thêm http://www.youtube.com/watch?v=9_9SW0NITOU
TS. Nguyễn Thiên Thu(Trung tâm nghiên cứu thú y – NAVETCO)
TS. Nguyễn Thiên Thu(Trung tâm nghiên cứu thú y – NAVETCO)