Gần đây vấn đề nghiêm trọng của các trại heo là sự lan truyền của PRRS. 80% sự xâm nhiễm của virus thông qua heo giống và tinh, còn lại 20% nhiễm gián tiếp qua xe cộ, dụng cụ, người. Vì thế, trước tiên cần đảm bảo nhập heo hậu bị và tinh từ các trại heo giống và trung tâm tinh không có vấn đề dịch bệnh. Nếu có thể nên giới hạn nơi mua chỉ từ 1~2 trại để có thể ngăn chặn dịch bệnh được tốt nhất.
Thứ hai là quản lí việc lây nhiễm gián tiếp qua xe cộ ra vào trại ( kể cả tài xế). Các cuộc nghiên cứu gần đây cho thấy không chỉ bánh xe, sàn xe, khoang lái mà cả giày của tài xế cũng là nơi chứa nhiều virus. Vì vậy, nếu có thể, không cho xe bên ngoài vào trong trại. Trường hợp xe sử dụng trong nông trại, không chỉ sát trùng bên ngoài mà còn phải tiêu độc khoang lái và khoang chở hàng. Nhất định phải sát trùng giày dép tài xế.
Thứ ba là heo bị mắc bệnh có thể bài tiết vi sinh vật gây bệnh qua phân, nước mũi... vì vậy heo khỏe mạnh có thể mắc bệnh nếu tiếp xúc với các dụng cụ và thiết bị bị dính các chất bài tiết trên.
Chính vì vậy, để ngăn chặn dịch bệnh từ bên ngoài vào, cần phải vệ sinh và sát trùng dụng cụ và thiết bị. Duy trì các dụng cụ trên luôn ở trạng thái sạch sẽ.
Cần phải kiểm tra từng hạng mục, từng cá thể để phòng chống khả năng bị lây nhiễm mầm bệnh vào trong trại ( Bảng 1). Kiểm tra xem nông trại có gặp nguyên nhân gây nguy hiểm nào.
Xây dựng thói quen vệ sinh phòng dịch:
Có thể chia việc vệ sinh phòng dịch thành 2 loại : là vệ sinh phòng dịch từ bên ngoài và vệ sinh , ngăn chặn dịch bệnh hiện có trong trại lan truyền. Việc vệ sinh phòng dịch không cần chuyên gia mà chỉ cần áp dụng các biện pháp quản lí vệ sinh tiêu độc mà nông trại nào cũng có thể thực hiện được.
Mặc dù có trường hợp dịch bệnh lây vào trại là do các động vật hoang dã, côn trùng, gió...Các điểm lưu ý để ngăn chặn dịch bệnh từ bên ngoài:
Nguyên nhân gây nhiễm bệnh lớn nhất từ bên ngoài là người và xe. Xe chở heo, xe xử lí phân, chất thải, xe chở cám, xe đã ghé trang trại, khu giết mổ khác là nguồn gây bệnh nguy hiểm nhất. Vì vậy ngăn chặn và lắp đặt các thiết bị tiêu độc đối với xe và người sẽ mang lại hiệu quả cao trong phòng chống dịch bệnh.
1. Quy định chỉ một cửa ra vào cho người và phương tiện.
2. Hạn chế tối đa xe vào nông trại.
3. Bất đắt dĩ phải cho xe vào thì phải tiến hành sát trùng đầy đủ.
4. Trường hợp xe được vào nông trại cần phải hạn chế tối đa việc tiếp cận các thiết bị. Nếu cần thiết có thể vạch ra các đường màu đỏ cấm xe vượt qua.
5. Khi người ngoài và xe rời khỏi nông trại phải vệ sinh khu vực đó ngay. Trường hợp là xe chở heo phải vệ sinh, sát trùng khu vực cân; xe chở cám thì vệ sinh sát trùng khu vực chuyển cám.
Kiểm tra lại hàng rào, cổng ra vào, có sổ ghi chép người ra vào trại. Nếu người ngoài vào chỉ cho ở văn phòng, hạn chế tối đa tiếp xúc với khu vực chuồng trại. Trong trường hợp đặc biệt muốn xuống trại phải sử dụng ủng, găng tay, áo phòng dịch riêng biệt.
Phòng dịch bệnh do heo nhập từ bên ngoài:
Để ngăn chặn dịch bệnh từ nguồn heo bên ngoài khi mua hậu bị cần phải áp dụng một số các biện pháp sau:
1. Mua heo từ các nông trại có tiêu chuẩn vệ sinh dịch bệnh cao hơn nông trại của mình.
2. Không nên mua heo từ nhiều nguồn nông trại, chỉ nên nhập heo từ một nông trại mà ta tin tưởng.
3. Heo nhập về phải tắm rửa sát trùng đầy đủ rồi mới cho vô trại. Sau khi nuôi cách ly một thời gian, hoàn thành chương trình vacxin mới cho nhốt chung với heo trong trại. Thời gian cách ly thường khoảng 1 tháng.
Phòng dịch bên trong trang trại:
Đa số các trang trại không chú trọng phòng dịch ngay từ bên trong. Việc phòng dịch từ bên trong không chỉ giúp hạn chế sự hoạt động của các sinh sinh vật có trong nông trại mà còn có thể tối thiểu hóa thiệt hại nếu việc phòng chống dịch bệnh từ bên ngoài bị thất bại. Việc quản lí phòng dịch bên trong trại phụ thuộc vào các yếu tố quản lí của con người, bố trí thiết bị, đường dẫn phân, vệ sinh sát trùng các thiết bị.
1. Các trang trại có quy mô lớn nếu có khả năng thì phân chia riêng biệt người quản lí các trại mang thai, trại đẻ, trại cai sữa, trại thịt. Ở các trại nhỏ hạn chế tiếp xúc, đi lại khi làm nhiệm vụ.
2. Không được di chuyển máy móc, dụng cụ sang trại khác ( đặc biệt là xẻng và các dụng cụ làm việc khác). Nên quản lí các thiết bị dụng cụ theo từng trại riêng biệt. Cần chuẩn bị số lượng dụng cụ phù hợp với quy mô của trại.
3. Đặc biệt, tại cổng ra vào mỗi chuồng trại line-height: 120%;"> sát trùng , sử dụng ủng và găng tay riêng biệt khi ra vào từng ô chuồng.
4. Vệ sinh, sát trùng theo định kì chuồng trại và các thiết bị. Vấn đề vệ sinh nước uống và làm sạch không khí cần được tính đến.
Quản lí vệ sinh- kiểm tra sát trùng:
Vệ sinh sát trùng các thiết bị, dụng cụ. Mỗi ngày phải kiểm tra xem dụng cụ có được sát trùng đạt yêu cầu.
Chọn lựa thuốc sát trùng theo đúng nồng độ và mục đích. Phải nắm rõ nồng độ, thời gian tác dụng của thuốc để sử dụng đạt hiệu quả cao nhất. Cần tiến hành vệ sinh sát trùng chuồng trại thường xuyên, theo chu kỳ sản xuất của trại và đúng kỹ thuật. Trong tình huống khẩn cấp, ví dụ như trang trại gần đó có heo mắc dịch bệnh tiêu chảy, cần phải vệ sinh sát trùng cẩn thận hơn và thường xuyên hơn cả bên trong và bên ngoài trại.
Cuối cùng là chủ nông trại, người quản lý và tất cả nhân viên trong trại phải có ý thức tốt trong vệ sinh phòng chống dịch.