Thỏ đang là vật nuôi khá phổ biến, đem lại giá trị kinh tế cao cho nhiều bà con nông dân. Nhưng để nuôi thỏ đảm bảo vệ sinh môi trường cũng như giảm thiểu công lao động là một bài toán mà nhiều hộ chăn nuôi còn trăn trở. Mới đây, một số hộ chăn nuôi thỏ ở huyện Tân Yên - Bắc Giang đã áp dụng thành công công nghệ sử dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi thỏ để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, đồng thời cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh trên giống vật nuôi này.
Giảm công chăm sóc, ô nhiễm môi trường
Mùn cưa, trấu với cám ngô và chế phẩm vi sinh là nguyên liệu chính được sử dụng làm đệm lót dưới chuồng nuôi thỏ. Bằng cách sử dụng đệm lót sinh học này, hiện nay công việc chăn nuôi thỏ của gia đình anh Nguyên Văn Sang, xã Việt Ngọc, Tân Yên, Bắc Giang không phải vất vả như trước đây.
Mùn cưa, trấu với cám ngô và chế phẩm vi sinh là nguyên liệu chính được sử dụng làm đệm lót dưới chuồng nuôi thỏ. Bằng cách sử dụng đệm lót sinh học này, hiện nay công việc chăn nuôi thỏ của gia đình anh Nguyên Văn Sang, xã Việt Ngọc, Tân Yên, Bắc Giang không phải vất vả như trước đây.
Quy mô trang trại của anh Sang lên đến hàng nghìn con thỏ. Vì vậy, lượng phân thải ra hàng ngày là rất lớn. Từ ngày sử dụng đệm lót, anh không còn bị ở trạng thái khó thở mỗi khi vào chuồng nuôi.
Trước đây mình chưa dùng đệm lót thì mình xả nước vào và hót phân. Mặc dù thế nhưng công nhân cứ làm việc được 1 tiếng lại phải ra ngoài hít thở không khí. Vì chất thải của con thỏ không như các con vật khác là rất nồng.”- Anh Sang chia sẻ.
Sử dụng đệm lót sinh học bên dưới lồng nuôi thỏ
Đệm lót có hiệu quả cao trong việc xử lý phân thỏ, mùi hôi thối không còn. Công việc chăm sóc thỏ cũng vì vậy được giảm thiểu đi rất nhiều.
So với trước đây, mỗi ngày anh Sang phải rửa chuồng liên tục từ 3 đến 4 lần. Mỗi lần rửa chuồng này mất khoảng 1 tiếng đồng hồ. Như vậy với phương thức chăn nuôi cũ, anh Sang vừa tốn công lao động, lại còn mất tiền điện, tiền nước.
Khi sử dụng đệm lót thì mình không phải làm công việc hót phân, rửa chuồng nữa. Mình chỉ cần đảo thôi. Cũng vì thế mà mình giảm được công nhân. Trước đây là 3 công nhân nhưng giờ chỉ cần 2 công nhân thôi.” – Anh Sang nói trong niềm vui.
Lớp đệm lót lên men có thể tiết kiệm 80% lượng nước trong chăn nuôi do không phải rửa chuồng. Môi trường đệm lót cũng sẽ giúp thỏ hít vào cơ thể một số vi sinh vật có lợi, giúp thỏ có khả năng tiêu hóa, hấp thụ thức ăn tốt hơn.
Cách làm đơn giản, chi phí thấp
Nói về cách tạo lớp đệm lót, anh Sang cho biết: “Ngoài mùn cưa, trấu thì cần có một nguyên liệu rất quan trọng là chế phẩm vi sinh, mình đặt mua. Một cân chế phẩm thì mình rải được 6m2. Mình ủ theo hướng dẫn của đại lý.
Cách làm đơn giản, chi phí thấp
Nói về cách tạo lớp đệm lót, anh Sang cho biết: “Ngoài mùn cưa, trấu thì cần có một nguyên liệu rất quan trọng là chế phẩm vi sinh, mình đặt mua. Một cân chế phẩm thì mình rải được 6m2. Mình ủ theo hướng dẫn của đại lý.
Để phát huy hiệu quả khi sử dụng đệm lót sinh học, cứ 3- 4 ngày anh Sang lại tiến hành xáo trộn lớp đệm lót 1 lần, sau 6- 7 tháng thì dọn chuồng và thay lớp mới.
Sử dụng đệm lót trong chăn nuôi thỏ yếu tố nền chuồng cũng rất quan trọng, bởi các loại nền khác nhau sẽ ảnh hưởng tới quá trình lên men .
Với những nền chuồng bằng đất thì các loại vi sinh vật có khả năng phân giải phân và nước tiểu của thỏ nhanh hơn. Tuy nhiên, với những nền chuồng làm bằng nền gạch và xi măng thì cần phải làm rãnh nước thải.
Quá trình thỏ thải phân và nước giải xuống nền đệm lót, nếu không có rãnh thoát nước sẽ gây ứ đọng và làm hỏng men vi sinh. Khi đó, việc khứ mùi cũng kém hơn.
Anh Sang thiết kế lồng nuôi có gầm cao từ 80cm đến 1m so với nền đệm lót để thuận lợi trong quá trình dọn vệ sinh.
Sàn nuôi thỏ của anh được làm bằng ống nhựa. Theo anh, nếu sàn chuồng thiết kế bằng tre hoặc sắt thì phân thỏ không rơi xuống hết, đọng lại khiến cho nền chuồng ẩm ướt. Đây cũng là tác nhân gây ra một số bệnh trên thỏ như đau mắt, nấm.
Còn với sàn chuồng bằng ống nhựa, lồng nuôi luôn được sạch sẽ và thông thoáng. Ống nhựa hình tròn, trơn giúp chất thải của thỏ dễ dàng rơi xuống nền chuồng.
“Dùng ống nhựa tốt hơn dùng tre rất nhiều, nếu dùng tre, phân hay bị dính lại xuống sàn, mà thỏ lại có thể gặm nhấm được. Còn dùng ống nhựa thì thỏ không thể gặm nhấm được. Khoảng cách giữa các ống nhựa là 1cm đủ để phân, nước thải chảy xuống nền mà thỏ vẫn đi lại dễ dàng trong chuồng.”- Anh Sang chia sẻ.
“Dùng ống nhựa tốt hơn dùng tre rất nhiều, nếu dùng tre, phân hay bị dính lại xuống sàn, mà thỏ lại có thể gặm nhấm được. Còn dùng ống nhựa thì thỏ không thể gặm nhấm được. Khoảng cách giữa các ống nhựa là 1cm đủ để phân, nước thải chảy xuống nền mà thỏ vẫn đi lại dễ dàng trong chuồng.”- Anh Sang chia sẻ.
Với cách thiết kế sàn chuồng bằng ống nhựa và sử dụng đệm lót bên dưới, anh Sang đã giảm thiểu được chi phí chăn nuôi, công chăm sóc và đặc biệt là giảm được ô nhiễm môi trường. Phương pháp chăn nuôi này vừa đơn giản vừa đem lại hiệu quả cao cho người nuôi thỏ.