Bạn thân mến!
Chó con bị tiêu chảy và chết sau vài ngày, có thể nó bị bệnh tiêu chảy cấp.
Giới thiệu
Bệnh tiêu chảy cấp ở chó là một bệnh cấp tính gây nên bởi một hay nhiều nguyên nhân khác nhau và đều có chung một hậu quả là triệu chứng tiêu chảy phân lỏng ở chó, làm gia tăng số lần đi tiêu và trọng lượng phân trong một ngày so với mức bình thường.
Đặc điểm
Bệnh có thể do một hoặc một nhóm nguyên nhân gây nên.
Mức độ nguy hiểm có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, cá thể...
Bệnh có thể lây hoặc không lây tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên nhân do ký sinh trùng và virus thường gây hại nghiêm trọng cho chó con dưới 6 tháng tuổi.
Nguyên nhân
- Do virus: carré virus, parvovirus,coronavirrus, adenovirus,...
- Vi khuẩn E. coli, salmonella,...
- Giun-sán: giun đãu, giun móc,... sán dây, sán hạt dưa,... Ấu trùng giun có thể truyền qua nhau thai.
- Nấm, thức ăn, thời tiết...
Nếu có sự tham gia của virus thì vấn đề đã trở nên phức tạp. Hiện nay chưa có thuốc nào chữa được bệnh do virus gây ra, hơn nữa việc sử dụng kháng huyết thanh tỏ ra không hiệu quả đối với điều kiện nước ta. Chính vì vậy việc phòng bệnh là rất quan trọng.
Triệu chứng
Tiêu chảy phân loãng kèm theo các triệu chứng nôn mửa, mất nước, điện giải, có thể xuất huyết, viêm dạ dày-ruột...dẫn đến suy nhược cơ thể và có thể gây tử vong.
Phòng bệnh
- Vệ sinh, chăm sóc tốt về inh dưỡng và vận động.
- Chú ý nguồn gốc của cún khi nhập về.
- Bệnh giun sán: chó con 20 ngày tuổi trở lên khi xét nghiệm phân đã có thể có trứng giun sán. Do đó ở độ tuổi này có thể tẩy giun sán cho nó. Vimectin (của hãng vimecdim): 0,1ml/1kgP. Liệu trình 3 ngày (bạn nên dùng ống tiêm nhựa 1ml, loại sử dụng 1 lần). Còn các loại sán, để nó lớn lên rồi tính tiếp. Thức ăn và nước uống cho chó phải đảm bảo vệ sinh, không cho chó liếm láp lung tung.
- Bệnh truyêng nhiễm:
+ Vaccine đa giá (caré, parvo, ho cũi, phó cúm, viêm gan, lepto...) sẽ tỏ ra có hiệu quả nếu các bạn tiêm đúng quy trình. Lần tiêm thứ nhất lúc chó đạt 8 tuần tuổi, lần tiêm thứ hai lúc chó 12 tuần tuổi và cứ cách lần tiêm thứ 2, mỗi năm tiêm một lần cho đến năm thứ 4 thì chó của bạn đã an toàn.
+ Vaccine đã tiêm nhưng không phải vì thế mà bạn được chủ quan. Chó của bạn có thể không đáp ứng miễn dịch với một lý do nào đó (vaccine hỏng, tiêm sai quy trình...). Do đó việc chăm sóc nuôi dưỡng tốt, vệ sinh, vận động, tắm chải thường xuyên sẽ cải thiện sức đề kháng của con vật.
Điều trị
*Tiêu chảy do thức ăn, nấm mốc, thời tiết... thường không nghiêm trọng đến tính mạng.
*Tiêu chảy do ký sinh trùng, tùy vào tình trạng sức khỏe của chún mà điều trị triệu chứng, kết hợp tẩy ký sinh trùng.
*Tiêu chảy do vi khuẩn và virus thường rất nghiêm trọng. Cần chú ý:
- Nên ngừng cho ăn và ống trong thời gian con vật chưa có dấu hiệu hồi phục. Sau đó cho ăn nhẹ (nếu con vật có thể ăn được), nên cho ăn nhữn thức ăn dễ tiêu như tinh bột, thịt gà... liên tục đến 7-14 ngày sau đó là tốt nhất để giảm bớt tối đa có thể những rủi ro.
- Điều trị ban đầu thông thường là truyền dịch, giúp bù đắp, cân bằng lại nước và chất điện gải, đồng thời bổ sung năng lượng.
- Ngoài việc truyền dịch, việc chống buồn nôn, chống tiêu chảy, cầm máu và chích thuốc kháng sinh là điều cấp thiết.
- Việc tiêm kháng huyết thanh chỉ có ý nghĩa khi bệnh đang khởi phát.- Chống shock do mất máu cũng là điều rất đáng quan tâm.
- Sự chăm sóc đúng cách sẽ đưa lại tiên lượng tốt hơn, nhưng nếu chăm sóc không hợp lý, chó sẽ chết rất nhanh (môi trường dưỡng bệnh không tốt, tắm khi con vật đang ốm, cho ăn uống không theo chỉ định,... ).
Mách bảo:
Sự thành công trong điều trị bệnh này phần lớn là do sức sống-sức chống chọi với bệnh tật của con vật. Tuy nhiên phần còn lại là do Bác sỹ thú y.
Bác sỹ thú y sẽ đưa ra một phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp con vật bệnh. Nếu không làm đúng một số nguyên tắc thì đôi khi sẽ làm cho con vật chết nhanh hơn.
Ví dụ:
- Tiêm các loại kháng sinh dễ gây độc cho con vật trong khi tình trạng mất nước của chúng đang rất trầm trọng. (Nhóm sulfamid, nhóm kháng sinh aminozid (Streptomycin, Gentamycin, Neomycin, Kanamycin..), nhóm cephalosporin: thế hệ 1 (cephalexin, cefalothin, cephazolin, cephadroxil), nhóm polimycin: Colimicin (colistin)...)
- Sử dụng thuốc trợ tim không đúng chỉ định sẽ làm con vật nhanh chết hơn.
- Truyền dịch không đủ sẽ không đem lại hiệu quả, truyền không đúng cách sẽ khiến con vật nhanh kiệt sức...-
Lạm dụng các loại thuốc cầm máu và thuốc giảm co thắt tiết dịch.
Chó con bị tiêu chảy và chết sau vài ngày, có thể nó bị bệnh tiêu chảy cấp.
Giới thiệu
Bệnh tiêu chảy cấp ở chó là một bệnh cấp tính gây nên bởi một hay nhiều nguyên nhân khác nhau và đều có chung một hậu quả là triệu chứng tiêu chảy phân lỏng ở chó, làm gia tăng số lần đi tiêu và trọng lượng phân trong một ngày so với mức bình thường.
Đặc điểm
Bệnh có thể do một hoặc một nhóm nguyên nhân gây nên.
Mức độ nguy hiểm có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, cá thể...
Bệnh có thể lây hoặc không lây tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Nguyên nhân do ký sinh trùng và virus thường gây hại nghiêm trọng cho chó con dưới 6 tháng tuổi.
Nguyên nhân
- Do virus: carré virus, parvovirus,coronavirrus, adenovirus,...
- Vi khuẩn E. coli, salmonella,...
- Giun-sán: giun đãu, giun móc,... sán dây, sán hạt dưa,... Ấu trùng giun có thể truyền qua nhau thai.
- Nấm, thức ăn, thời tiết...
Nếu có sự tham gia của virus thì vấn đề đã trở nên phức tạp. Hiện nay chưa có thuốc nào chữa được bệnh do virus gây ra, hơn nữa việc sử dụng kháng huyết thanh tỏ ra không hiệu quả đối với điều kiện nước ta. Chính vì vậy việc phòng bệnh là rất quan trọng.
Triệu chứng
Tiêu chảy phân loãng kèm theo các triệu chứng nôn mửa, mất nước, điện giải, có thể xuất huyết, viêm dạ dày-ruột...dẫn đến suy nhược cơ thể và có thể gây tử vong.
Phòng bệnh
- Vệ sinh, chăm sóc tốt về inh dưỡng và vận động.
- Chú ý nguồn gốc của cún khi nhập về.
- Bệnh giun sán: chó con 20 ngày tuổi trở lên khi xét nghiệm phân đã có thể có trứng giun sán. Do đó ở độ tuổi này có thể tẩy giun sán cho nó. Vimectin (của hãng vimecdim): 0,1ml/1kgP. Liệu trình 3 ngày (bạn nên dùng ống tiêm nhựa 1ml, loại sử dụng 1 lần). Còn các loại sán, để nó lớn lên rồi tính tiếp. Thức ăn và nước uống cho chó phải đảm bảo vệ sinh, không cho chó liếm láp lung tung.
- Bệnh truyêng nhiễm:
+ Vaccine đa giá (caré, parvo, ho cũi, phó cúm, viêm gan, lepto...) sẽ tỏ ra có hiệu quả nếu các bạn tiêm đúng quy trình. Lần tiêm thứ nhất lúc chó đạt 8 tuần tuổi, lần tiêm thứ hai lúc chó 12 tuần tuổi và cứ cách lần tiêm thứ 2, mỗi năm tiêm một lần cho đến năm thứ 4 thì chó của bạn đã an toàn.
+ Vaccine đã tiêm nhưng không phải vì thế mà bạn được chủ quan. Chó của bạn có thể không đáp ứng miễn dịch với một lý do nào đó (vaccine hỏng, tiêm sai quy trình...). Do đó việc chăm sóc nuôi dưỡng tốt, vệ sinh, vận động, tắm chải thường xuyên sẽ cải thiện sức đề kháng của con vật.
Điều trị
*Tiêu chảy do thức ăn, nấm mốc, thời tiết... thường không nghiêm trọng đến tính mạng.
*Tiêu chảy do ký sinh trùng, tùy vào tình trạng sức khỏe của chún mà điều trị triệu chứng, kết hợp tẩy ký sinh trùng.
*Tiêu chảy do vi khuẩn và virus thường rất nghiêm trọng. Cần chú ý:
- Nên ngừng cho ăn và ống trong thời gian con vật chưa có dấu hiệu hồi phục. Sau đó cho ăn nhẹ (nếu con vật có thể ăn được), nên cho ăn nhữn thức ăn dễ tiêu như tinh bột, thịt gà... liên tục đến 7-14 ngày sau đó là tốt nhất để giảm bớt tối đa có thể những rủi ro.
- Điều trị ban đầu thông thường là truyền dịch, giúp bù đắp, cân bằng lại nước và chất điện gải, đồng thời bổ sung năng lượng.
- Ngoài việc truyền dịch, việc chống buồn nôn, chống tiêu chảy, cầm máu và chích thuốc kháng sinh là điều cấp thiết.
- Việc tiêm kháng huyết thanh chỉ có ý nghĩa khi bệnh đang khởi phát.- Chống shock do mất máu cũng là điều rất đáng quan tâm.
- Sự chăm sóc đúng cách sẽ đưa lại tiên lượng tốt hơn, nhưng nếu chăm sóc không hợp lý, chó sẽ chết rất nhanh (môi trường dưỡng bệnh không tốt, tắm khi con vật đang ốm, cho ăn uống không theo chỉ định,... ).
Mách bảo:
Sự thành công trong điều trị bệnh này phần lớn là do sức sống-sức chống chọi với bệnh tật của con vật. Tuy nhiên phần còn lại là do Bác sỹ thú y.
Bác sỹ thú y sẽ đưa ra một phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp con vật bệnh. Nếu không làm đúng một số nguyên tắc thì đôi khi sẽ làm cho con vật chết nhanh hơn.
Ví dụ:
- Tiêm các loại kháng sinh dễ gây độc cho con vật trong khi tình trạng mất nước của chúng đang rất trầm trọng. (Nhóm sulfamid, nhóm kháng sinh aminozid (Streptomycin, Gentamycin, Neomycin, Kanamycin..), nhóm cephalosporin: thế hệ 1 (cephalexin, cefalothin, cephazolin, cephadroxil), nhóm polimycin: Colimicin (colistin)...)
- Sử dụng thuốc trợ tim không đúng chỉ định sẽ làm con vật nhanh chết hơn.
- Truyền dịch không đủ sẽ không đem lại hiệu quả, truyền không đúng cách sẽ khiến con vật nhanh kiệt sức...-
Lạm dụng các loại thuốc cầm máu và thuốc giảm co thắt tiết dịch.