Home » » Thiến Chó, Mèo Đực Và Vấn Đề Triệt Sản Không Phẫu Thuật

Thiến Chó, Mèo Đực Và Vấn Đề Triệt Sản Không Phẫu Thuật

Written By Chăn Nuôi on Friday, March 8, 2013 | 4:50 AM

THIẾN CHÓ, MÈO ĐỰC
Triệt sản con đực ở Việt Nam thường gọi là thiến (neutering). Là một phẫu thuật nhằm cắt bỏ tinh hoàn, đồng nghĩa với việc cắt bỏ nguồn cung cấp testosterone cũng như khả năng sản sinh tinh trùng của con vật.

Có rất nhiều trường hợp người ta triệt sản chó và mèo sớm như tiêm vaccine 8 tuần tuổi, tuy nhiên, thời gian rất tốt nhất là sau khi chó hoặc mèo đã được phát triển tương đối toàn diện, ít nhất là sau khi hệ thống miễn dịch của con vật đã làm việc tốt, các cơ quan gan, thận, tim,.. có thể chịu đựng được thuốc mê-tê. Nhưng cũng phải trước khi có khả năng tình dục ở tuổi dậy thì. Tóm lại, thời gian tốt nhất để thiến là giữa 4 và 6 tháng tuổi cho cả và chó mèo.

Tại sao lại là 4-6 tháng? Thực ra việc thiến con vật lớn tuổi hơn cũng không có gì khác lắm. Tuy nhiên thiến ở thời điểm càng về sau thì việc ngăn chặn những thói-tính không mong muốn của con đực như đánh dấu, hung hãn, ham thích chiến đấu... sẽ không được như mong muốn. 

Lợi ích của thiến:
- Không còn khả năng sinh sản và "theo mái."
- Con vật được thiến có lợi thế là ít đi lang thang, ít quan tâm đến chiến đấu, cũng như đánh dấu lãnh thổ. - Phòng, giảm bệnh do testosterone: Chó có thể bị một loạt các bệnh liên quan với testosterone cao trong máu như:.  tăng sản lành tính tuyến tiền liệt (BPH), viêm tuyến tiền liệt, áp-xe tuyến tiền liệt, u tuyến quanh hậu môn hoặc tầng sinh môn (bệnh ung thư nhỏ xảy ra xung quanh hậu môn của chó đực), thoát vị đáy chậu và các rối loạn da nhất định đáp ứng thiến (bệnh da).  Thiến không chỉ ngăn chặn sự khởi đầu của các bệnh này mà còn có thể giúp kiểm soát hoặc chữa trị các bệnh này nếu đã có.
- Phòng ngừa hoặc giảm bệnh tinh hoàn và mào tinh: thiến sớm có thể tránh được: ung thư tinh hoàn, ung thư mào tinh, viêm tinh hoàn (viêm tinh hoàn), viêm mào tinh hoàn, xoắn tinh hoàn, áp-xe tinh hoàn và chấn thương tinh hoàn.  

Những điều gặp phải của con vật bị thiến
 - Chó mèo thiến không thể lấy giống,
- Khả năng tích lủy mỡ vượt trội so với bình thường (thường bị béo). Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng động vật thiến chỉ cần 75% năng lượng để sống khỏe mạnh so với những con không thiến. Tuy nhiên người nuôi chó mèo ít chú ý điều này. Vậy nên thiến cũng có lợi ích về kinh tế trong vấn đề thức ăn cho chó mèo. 
-  Khả năng vận động cũng như cấu tạo cơ bắp sẽ kém đi rõ rệt so với động vật bình thường. Bởi sự phát triển của cơ thể giúp cho các chức năng này hoàn thiện có một phần đóng góp của Testosterone. 
- Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng việc thiến sớm sẽ tạo điều kiện cho con vật có một thời  gian để phát triển thêm chiều dài ở các đầu xương hơn các con bình thường. Có nghĩa là con vật sẽ cao và dài hơn. Điều này cũng có thể goi là lợi hay hại cũng được, cún có thể đẹp hoặc xấu hơn và đôi khi cũng có nguy cơ chấn thương về xương do xương dài hơn.

Những vấn đề đáng lưu ý:

Thiến là một phẫu thuật rất đơn giản, nhanh chóng, dễ dàng, và không tốn kém và không giống với nam giới con người, có vẻ như không bị bất kỳ tổn thất tình cảm nào hoặc tâm lý liên quan nào.

Tuy nhiên, ngay cả ca phẫu thuật đơn giản như vậy nhưng đòi hỏi người thực hiện không được coi nhẹ vấn đề như gây mê, gây tê, tay nghề người phẫu thuật, điều kiện phẫu thuật, giám sát và theo dõi chăm sóc sau khi thiến.

Dự kiến ngày thiến để giử bụng đói cho con vật, tránh nôn trong thời gian phẫu thuật, điều này có nghĩa là không có thức ăn rắn sau nửa đêm ngày trước khi thiến. (8h tối hôm trước)

Trước khi phẫu thuật phải khám con vật khá chi tiết để đảm bảo rằng không có bất kỳ một biểu hiện bệnh lý nào như sốt, nhiễm khuẩn, mất nước hoặc trạng thái ký sinh nặng. 

Thiến là một phẫu thuật đơn giản tuy nhiên hoàn toàn có thể xảy ra biến chứng đối với một số ít cá thể nào đó. Việc lập phiếu ưng thuận hay nói rõ cho chủ của con vật biết trước nhũng điều trên là hoàn toàn có thể xãy ra là điều nên làm. 

Gây mê giảm đau để bình tĩnh, thư giãn cơ bắp cho con vật là điều nên làm nếu có điều kiện.

Việc truyền tĩnh mạch dịch chất nào đó cho con vật trong khi thiến đôi khi là không cần thiết. Nhưng nếu thực hiện điều này, khi có nguy biến xãy ra, việc đưa thuốc cấp cứu vào mạch máu sẽ thuận lợi hơn. Tuy nhiên việc này thường gây tốn kém.


Hình: Giải phẫu của cơ quan sinh sản chó đực.
Tinh hoàn (màu hồng) chứa trong túi bìu của con vật.
- Bàng quang  đường chảy ra niệu đạo (màu vàng).
- Thận (màu nâu).
- Niệu quản (màu tím hoa cà).
- Cơ thành bụng (màu đỏ đậm). 
ng dẫn tinh (trắng). 
- Mạch máu tinh hoàn (màu đỏ). 
Tuyến tiền liệt và tuyến bulbourethral (màu cam).  
Chú ý niệu quản của thận vòng quanh các ống dẫn tinh của tinh hoàn - điều này xảy ra trong suốt thời gian đầu khi tinh hoàn xuống từ khoang bụng  vào âm nang.

 Trình tự tiến hành thường như sau:
  • - Giảm đau: có thể gây mê hoặc gây tê. Nếu gây tê, việc cố định khá quan trọng, con vật có thể phản ứng mạnh khi tiêm thuốc tê và khi thuốc tê không đáp ứng đủ. Thuốc tê thường được tiêm bằng cách xuyên kim và bơm thuốc vào hai thừng dịch hoàn và vào bên trong hai dịch hoàn.
  • - Lông được cạo sạch và tiệt trùng khu vực mỗ.
  • - Vết rạch thường theo chiều dọc, dứt khoát, càng nhỏ càng tốt. Có ý kiến cho rằng cần có hai vết rạch, tuy nhiên, ở Việt Nam, một vết rạch là quá đủ để thực hiện, vì sau khi đã cắt bỏ được một dịch hoàn, từ vết rạch đó ta có thể cắt bỏ dịch hoàn còn lại. Sau khi rạch đứt phần da với vết mỗ mà theo bạn là đã đáp ứng được yêu cầu, bạn rạch tiếp phần dịch hoàn và nên lách mũi dao sao cho vết rạch lên dịch hoàn càng rộng càng tốt. Điều đó sẽ tạo điều kiện cho dịch hoàn bộc lộ ra khỏi âm nang nhanh hơn mà không cần mở rộng vết rạch da.
  • - Có thể tháo gở phụ hoàn hoặc không là điều không quan trọng. Mạch máu có thể được thắt lại bởi chỉ khâu, mạch máu tự cột thắt hay dùng pinch để xoắn. Tuy nhiên việc dùng chỉ khâu để thắt là tối ưu hơn cả.
  • - Khâu vết thương: ở những con vật nhỏ, việc vết rạch ngắn đồng nghĩa với việc không cần khâu vết thương. Vết thương sẽ tự lành sau vài ngày. Ở những con vật lớn, vết thương thường được khâu vá lại nhưng thường là những múi khâu không chặt, không lỏng. Dù khâu hay không khâu vết thương cũng không nên quên bôi, rắc hay đặt một loại kháng sinh diệt khuẩn nào đó trực tiếp vào vết thương để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Một chú ý nữa là không quên dùng gạc để thấm hết lượng máu tồn dư bên trong vết thương.
  • Nên theo dõi kiểm tra vết thương hàng ngày.
Chỉ khâu sẽ được cắt 10 ngày sau khi phẫu thuật. Tuyệt đối không được tắm sau phẫu thuật ít nhất là 2 tuần.

VẤN ĐỀ TRIỆT SẢN CON ĐỰC KHÔNG PHẪU THUẬT
 

 Triệt sản bằng tiêm hóa chất
Là một kỹ thuật được thực hiện bằng cách tiêm một loại hóa chất nào đó (Chlorhexidine gluconate, Formaldehyde loãng hoặc Kẽm gluconate...) vào tinh hoàn hoặc mào tinh hoàn, nhằm mục đích gây nên một phản ứng viêm cục bộ nghiêm trọng, dẫn đến làm mất hoàn toàn khả năng sản sinh tinh trùng của con đực.

Kẽm gluconate tỏ ra hiệu quả hơn cả trong các loại hóa chất. Ở Tây Âu, người ta đã sử dụng loại hóa chất này khá phổ biến cho những con vật cưng có gia chủ không muốn vật nuôi của mình phải bị phẫu thuật.
Tuy nhiên qua một thời gian dài sử dụng, người ta đã nhận ra rằng hiệu quả của phương pháp này là không cao. Ví dụ như phản ứng viêm cục bộ đôi khi không xảy ra hay không làm giảm đáng kể sự tiết testosterone từ tinh hoàn và dẫn đến sự có lợi khi con vật được thiến sẽ không được như mong muốn (con vật vẫn tiểu phun bừa bãi, vẫn hung hăng trong chiến đấu, vẫn còn nhiều nguy cơ về các bệnh ở đường sinh dục tiết niệu như: ung thư, phì đại tiền liệt tuyến...) mà lẽ ra con vật được thiến sẽ tránh được những điều đó.
Chia sẻ bài viết: :
 
Thiết kế bởi: Free Blogger Templates | VNBLOGGER | Thư viện Online | Tin khuyến mại | Sổ tay Online Xem Phim: Phim Ánh Trăng
Copyright © 2016. Nông Nghiệp - By Blogger.com