Kỹ thuật nuôi Bọ Cạp
1.GIỚI THIỆU
Bọ cạp là giống động vật không xương sống, tám chân thuộc lớp động vật hình nhện, Bọ cạp giống nhện, ve, bét...
Thân bọ cạp chia làm hai phần: phần đầu ngực (đốt thân trước) và phần bụng (vùng thân sau). Phần bụng bao gồm phần bụng dưới và đuôi:
- Phần đầu ngực/Đốt thân trước: bao gồm lớp giáp, mắt, chân kìm (một phần của miệng), chân kìm sờ và 8 chân.
- Phần bụng dưới: chia làm 8 đoạn: đoạn đầu tiên chứa cơ quan sinh dục và dấu vết của một bộ phận phụ nay đã bị tiêu giảm gọi là nắp sinh dục. Đoạn thứ hai là 1 cặp cơ quan cảm giác giống như chất Pectine. Bốn đoạn còn lại bao gồm hai lá phổi. Phần bụng dưới được bọc giáp bằng chất sừng.
- Phần đuôi: gồm 6 đốt (đốt đầu tiên như đốt bụng cuối cùng). Hậu môn của bọ cạp nằm ở đốt cuối cùng, đồng thời đốt này mang nọc độc. Đốt cuối lần lượt gồm một túi chứa, một cặp tuyến độc và một mũi tiêm nọc độc.
- Giáp: bao quanh cơ thể, một số chỗ có lông làm cơ quan cân bằng. Một lớp phủ ngoài giáp vốn trong suốt sẽ biến thành màu xanh lục huỳnh quang dưới tia tử ngoại. Những con bọ cạp mới lột xác sẽ không phát sáng cho tới khi lớp giáp nó cứng cáp. Lớp phủ đó có thể không bị sứt mẻ trong hóa thạch suốt hàng trăm triệu năm.
Bọ cạp được tìm thấy trong nhiều hóa thạch có độ tuổi khoảng 425 - 450 triệu năm. Có lẽ chúng có nguồn gốc từ đại dương, có mang cá và vuốt để bám lên đá hoặc tảo biển.
- Phân biệt: con cái thì càng và đuôi nhỏ hơn con đực, con cái bụng bự có kích thước to hơn con đực, con đực mình dẹp nhỏ con hơn con cái.
2.NỌC ĐỘC
Ngoài ngoại lệ là loài Hemiscorpius lepturus có nọc độc hoại tế bào, tất cả các loài bọ cạp khác đều có độc làm hủy thần kinh. Những độc tố ảnh hưởng đến thần kinh này chứa một lượng nhỏ protein, natri và cation kali. Bọ cạp dùng nọc độc của nó để giết hoặc làm tê liệt con mồi, hành động này khá nhanh và hiệu quả.
Thật may mắn là nọc độc của đa số loài bọ cạp vô hại đối với con người, tuy nhiên nó có thể gây ra các phản ứng khác như đau, tê cứng hay sưng phồng. Một vài loài bọ cạp, chủ yếu trong họ Buthidae có thể gây nguy hiểm tới con người. Những loài bọ cạp nguy hiểm nhất là Leiurus quinquestriatus - có nọc độc mạnh nhất trong họ Buthidae, và các loài trong chi Parabuthus, Tityus, Centruroides, đặc biệt là Androctonus - cũng có nọc độc mạnh. Loài bọ cạp giết người nhiều nhất là Androctonus australis, hoặc loài bọ cạp đuôi béo Bắc Phi.
Nọc độc của Androctonus australis chỉ bằng một nửa so với Leiurus quinquestriatus, nhưng người bị nó chích có thể chết. Bọ cạp thật ra không đủ nọc để giết chết một người trưởng thành khỏe mạnh. Một vài người bị dị ứng với bọ cạp có thể chết nhanh hơn. Triệu chứng đơn giản nhất sau khi bị bọ cạp chích là chỗ đau tê cứng trong vài ngày. Bọ cạp nói chung khá nhút nhát và vô hại, chúng chỉ chích khi bắt mồi hay tự vệ. Trong trường hợp nguy hiểm, bọ cạp thường bỏ chạy hoặc đứng yên.
Bọ cạp có khả năng điều chỉnh lượng nọc chích, thông thường 0,1-0,6 mg. Đó cũng là một gợi ý về giả thiết bọ cạp để dành nọc độc của mình trong những trận giao tranh khác. Bọ cạp có hai loại nọc: loại nhẹ chỉ làm đối phương choáng váng và loại mạnh đủ để giết chết kẻ thù. Có lẽ bọ cạp mất khá nhiều năng lượng cho loại độc này đến nỗi nó phải mất vài ngày mới hồi phục sau khi dùng hết số độc có sẵn.
Đối với loại bọ cạp xanh và bọ cạp đen (bọ cạp đất) mà Trang Trại THANH XUÂN đang nuôi thì lượng nọc độc tuyệt đối không gây nghuy hiểm đối với tính mạng con người. Nhưng khi chăn nuôi bà con cũng nên làm chuồng trại cẩn thận, tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.
3.GIAO CẤU
Bọ cạp có khả năng tự tái tạo, mỗi loài bọ cạp đều có con đực và cái riêng biệt. Bọ cạp sinh sản bằng cách chuyển bào tinh từ con đực qua con cái.
Đầu tiên bọ cạp đực giữ lấy các chân kìm sờ của con cái rồi bắt đầu một điệu nhảy. Trên thực tế, con đực đang dẫn dắt con cái tìm nơi để đặt túi bào tinh của nó. Nghi thức này còn có thể bao gồm thêm vài hành động khác như rung mạnh hoặc hôn vào chân kìm của con cái (đôi lúc con đực bơm một ít nọc độc của nó vào người con cái), tất cả những hành động trên là để làm yên lòng con cái.
Khi tìm được nơi thích hợp, bọ cạp đực đặt túi bào tinh và hướng dẫn con cái giữ lấy nó. Con cái sẽ đưa túi bào tinh vào trong nắp sinh dục của mình, bào tinh sẽ vỡ ra đưa tinh trùng vào người con cái. Việc giao cấu có thể mất từ 1 đến hơn 25 giờ tùy thuộc vào khả năng của bọ cạp đực tìm thấy nơi đặt túi tinh của nó nhanh hay chậm. Nếu quá chậm, con cái có thể mất kiên nhẫn và bỏ đi.
Một khi giao cấu xong, chúng sẽ tách nhau ra. Con đực sẽ rút lui thật nhanh chóng để phòng trường hợp bị bạn tình của mình ăn sống, mặc dù tục ăn sống này hiếm khi xảy ra ở bọ cạp.
4.SINH SẢN VÀ PHÁT TRIỂN
Bò cạp Mẹ cõng Con |
- Con bọ cạp mới đẻ nuôi đến 2 tháng và 2 tuần là xuất thịt thương phẩm được.
- Một kg bọ cap có trung bình 60 - 110 con.
- Một con bọ cạp sống từ 4 – 40 năm, nhưng chỉ trong thời gian 6 – 7 tháng đủ để bọ cạp con lớn lên và trưởng thành. Lúc này, nó có thể giao phối và sinh sản. Nó đẻ khoảng từ 15 đến 30 con. Khoảng cách giữa những lần bọ cạp đẻ có sự khác nhau: nửa tháng hay một tháng, tuỳ con.
- Không giống các loài thuộc lớp Nhện, bọ cạp đẻ con. Bọ cạp được sinh ra từng con một và bám trên lưng mẹ cho tới khi chúng trải qua ít nhất một kỳ lột xác. Trước kỳ lột xác đầu tiên, bọ cạp con không thể sống sót nếu không phụ thuộc vào mẹ chúng.
- Bọ cạp con khá giống ba mẹ chúng. Chúng lớn lên bằng cách lột xác, sau 5 - 7 lần lột xác, bọ cạp mới trưởng thành. Việc lột xác bắt đầu bởi lớp xương trong, khi lớp giáp ở mép đốt thân trước bị nứt. Những chân kìm sờ và chân của chúng sẽ được lột xác đầu tiên, sau đó là phần bụng. Khi lột xác xong, lớp giáp của chúng rất mềm và sẽ bị tổn thương nếu có sự tấn công. Quá trình làm cứng lại lớp giáp này gọi là sự xơ cứng. Bộ giáp ngoài mới đầu không có màu, nhưng khi nó trở nên cứng cáp ta sẽ thấy nó có màu huỳnh quang.
5.ĐỜI SỐNG VÀ TẬP TÍNH
Tuổi thọ tối đa của bọ cạp vẫn chưa được xác định. Chúng có thể sống tối thiểu 4 năm và tối đa là 40 năm (loài H. arizonensis).
Bọ cạp thích sống ở nơi có nhiệt độ khoảng 20 đến 370C (68 – 990F) nhưng giới hạn chịu đựng khoảng 14 – 450C (57 - 1130F).
Bọ cạp là động vật về đêm và hay đào bới, chúng đào hang suốt ngày để tìm nơi trú ẩn mát mẻ, thường là mặt dưới các tảng đá, và ban đêm ra ngoài săn mồi.
Bọ cạp có chứng sợ ánh sáng và các loài chim, rết, thằn lằn và chuột.
6.NHỮNG HIỂU LẦM VỀ VẤN ĐỀ TỰ TỬ CỦA BỌ CẠP
Người ta nghĩ rằng bọ cạp tự sát bằng cách tự chích mình cho tới chết. Tuy nhiên thật ra nọc độc của bọ cạp miễn nhiễm với bản thân nó cũng như bất kỳ con bọ cạp nào cùng loại, trừ khi nọc độc bị tiêm thẳng vào hạch thần kinh. Có lẽ sự hiểu lầm xuất phát từ thực tế đó là bọ cạp là động vật biến nhiệt nhưng một số chuyển hóa trong cơ thể nó làm nó nóng hẳn lên. Điều này làm bọ cạp co thắt bừa bãi và dẫn đến việc là nó tự chích mình. Thêm một ý kiến sai lầm nữa đó là cồn sẽ khiến bọ cạp tự tiêm nọc vào người nó.
7.PHƯƠNG PHÁP XÂY HỒ NUÔI
- Người nuôi bọ cạp có thể sử dụng thau nhựa, thùng xốp hoặc hồ nuôi nhưng bọ cạp thông thường phát triển tốt trong hồ nuôi, diện tích hồ nuôi bọ cạp tùy thuộc vào nhu cầu thực tế.
- Hồ nuôi bọ cạp xây bằng gạch không cần láng xi măng, sâu 30cm - cao 50cm bà con dán một lớp gạch men phía trên (bên trong) miệng hồ bao xung quanh tránh bọ cạp trèo ra ngoài, nền đổ đất xốp cho chúng làm tổ và tránh rét vào mùa đông.
- Bà con cho gạch ống, ngói, tấm gỗ mục, để tạo chỗ trú ẩn và giữ ẩm cho bọ cạp.
- Hồ nuôi bọ cạp có diện tích 1m2 nuôi khoảng 100 con bọ cạp giống bố mẹ.
- Hồ nuôi bọ cạp có diện tích 1m2 nuôi khoảng 500 con bọ cạp thương phẩm.
- Phương pháp mới người nuôi xây tường bao xung quanh một khoảng vườn, không cần láng nền, chúng ta cuốc đất lên cho tơi xốp rồi xếp gạch ống, ngói, ván mục, hòn non bộ… vào chuồng cho chúng chui rúc làm tổ. Với cách đó nuôi được rất nhiều, mà không cần tách con riêng, vì chúng đào tổ riêng nên không sợ ăn mất con. Nuôi cách này chúng luôn luôn chui rúc ở rưới hang hốc nên chúng luôn giữ được độ ẩm và tránh rét rất tốt.
- Nếu nuôi tập trung theo nhiều hồ nuôi với số lượng đàn đông thì bà con chăm sóc bình thường cho đến khi thấy bọ cạp con bám trên lưng bọ cạp mẹ, khoảng 10 ngày sau khi bọ cạp con tự bò xuống đất kiếm ăn thì bắt bọ cạp bố mẹ qua chỗ khác để nuôi cho đẻ tiếp.
- Ngoài tự nhiên, bọ cạp chỉ cần ăn uống 1 lần có thể nhịn rất lâu, nên chúng ta không mất nhiều công chăm sóc, cũng như thức ăn cho chúng mà chỉ cần tạo cho chúng một môi trường sống thích hợp nhất với chúng đó là độ ẩm và tạo hang hốc cho chúng mát mẻ vào mùa hè, ám áp vào mùa đông là chúng phát triển rất tốt.
8.THỨC ĂN, NƯỚC UỐNG
Ngoài thiên nhiên, bọ cạp ăn những động vật chân khớp nhỏ và sâu bọ. Đầu tiên chúng dùng càng để bắt mồi. Tùy vào lượng nọc độc và kích cỡ càng mà bọ cạp sẽ chích độc hay dùng càng ép con mồi. Cách này có thể làm tê liệt, thâm chí là giết chết mồi để sau đó bọ cạp có thể ăn. Bọ cạp có một kiểu ăn duy nhất là sử dụng chân kìm. Đó là những vuốt nhỏ từ miệng, chỉ có một số loài có (trong đó có nhện). Chân kìm rất sắc và có thể được dùng để chia nhỏ con mồi ra cho dễ tiêu hóa. Bọ cạp chỉ có thể tiêu hóa thức ăn ở một dạng chất lỏng nhất định, bất kỳ chất rắn nào (lông, bộ xương ngoài... của con mồi) đều bị chúng bỏ lại.
Trong chăn nuôi, bà con có thể tận dụng nhiều nguồn thức ăn như: dế sống hoặc đông lạnh, sâu, giun, các loại thịt, phổi, ốc sên, ốc bươu vàng, cá, tôm tép... Lưu ý là chúng ăn cả loại sống hoặc đông lạnh, để tiết kiệm nếu thức ăn to quá bà con băm hoặc thái nhỏ thức ăn cho chúng ăn. Khi cho ăn bà con tính lượng thức ăn cho phù hợp, mỗi con bọ cạp ăn khoảng 1 đến 2 con dế một lần và vài hôm sau mới phải cho chúng ăn tiếp, nên cho ăn vào buổi chiều tối.
Nếu là dế hoặc các con côn trùng sống bà con đổ trực tiếp vào hồ nuôi cho chúng tự bắt mồi, nếu là thức ăn không chuyển động bà con rắc trực tiếp hoặc cho vào các miếng nhựa phẳng để vào các rãnh sát nền cho chúng tìm ăn được dễ dàng.
Lưu ý, khi cho bọ cạp con ăn bà con nên cho dế nhỏ khoảng 1 tuần tuổi hoặc băm nhỏ thức ăn cho chúng ăn.
Bốn ngày tưới nước sạch một lần để giữ ẩm cho bọ cạp hoặc cho vào hồ nuôi bọ cạp các khay nước cao khoảng 2 - 3cm để không làm cho bọ cạp bị chết đuối. Mặt khác chúng ta có thể tận dụng nuôi giun tại vườn cho bọ cạp ăn.
9.LỢI ÍCH
Theo Giáo sư Đỗ Tất Lợi có bài đăng trên báo Sức khỏe & Đời sống thì " Bọ cạp là một vị thuốc dùng trong đông y với tên Toàn Yết dùng làm thuốc trấn kinh, chữa động kinh, uốn ván, kích thích thần kinh, chữa liệt nửa người, đau đầu, tràng nhạc, lao xương, táo bón... "Nọc độc có khi còn được sự dụng như thuốc và rất đắt tiền còn hơn cả nọc độc rắn”.
Bọ cạp còn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như món bọ cạp chiên giòn, chiên bột, chiên bơ, nướng, xào xả ớt, ngâm rượu rất bổ... Tuy nhiên có một số loài có độc mạnh không thể ăn được nên cẩn thận đề phòng trước khi ăn thịt bò cạp phải chắc chắn là nó không có độc. Trích: "Tôi gắp đại một con bỏ miệng, cảm nhận đầu tiên khi răng cắn vào con côn trùng cực độc này là béo béo, bùi bùi pha vị ngòn ngọt. Cái “áo giáp” của nó nhai giòn rụm, tan ra trong miệng. Một vị rất lạ, rất khó tả, và tất nhiên là không thể chê nó được…"
Bọ cạp còn được dùng trong việc chế tạo đồ trang sức, hoặc các món ăn cao cấp và bình dân trên khắp thế giới.