. Tầm quan trọng của nái ghép bầy
Hiện nay, nái lứa đầu có thể đẻ tới 14 con là chuyện bình thường. Hơn nữa, với sự phát triển về kỹ thuật heo giống năng suất sẽ còn cải thiện hơn.
Nái nuôi quá nhiều heo con nhưng sau cai sữa lượng dinh dưỡng không đáp ứng được cho nái dẫn đến nhiều vấn đề phát sinh. Kết quả là năng suất trong vòng đời của nái bị giảm sút, không đạt đến 44 % năng suất mà nái có thể đạt được, trang trại phải đào thải nhiều nái, tốn thêm tiền nhập heo và nuôi dưỡng dẫn đến thiệt hại về kinh tế.
Trong thời kì dịch bệnh, đàn heo trong trại được trẻ hóa khiến hệ thống miễn dịch chưa được đáp ứng đầy đủ. Muốn hệ thống miễn dịch heo được phát triển đầy đủ phải mất thời gian tối thiểu từ 18~20 tháng. Khi trang trại bị mắc các bệnh do virut thì điều này càng thể hiện rõ (đặc biệt là PRRS).
Để giảm mệt mỏi cho nái đẻ nhiều con cần tối thiểu hóa gánh nặng nuôi con cho nái và ghép bầy là một biện pháp cần thiết. Kỹ thuật này đã tồn tại 40 năm trước nhưng là một biện pháp mà các trang trại hay quên.
2. Giá trị khi sử dụng nái ghép bầy
Chăm sóc heo con yếu:
Thông thường, người chăn nuôi vì lợi nhuận thường không nghĩ đến việc chăm sóc heo con ốm yếu. Tuy nhiên, những heo con này cùng được đẻ ra với những heo con khỏe mạnh khác, cùng phải tiêu tốn một khoản chi phí sản xuất như nhau. Chính vì vậy, cần nhanh chóng giúp đỡ những heo con này lấy lại đà phát triển để chúng có khả năng hồi phục. Sử dụng nái ghép bầy chính là một trong những kỹ thuật đó.
Thông thường, người chăn nuôi vì lợi nhuận thường không nghĩ đến việc chăm sóc heo con ốm yếu. Tuy nhiên, những heo con này cùng được đẻ ra với những heo con khỏe mạnh khác, cùng phải tiêu tốn một khoản chi phí sản xuất như nhau. Chính vì vậy, cần nhanh chóng giúp đỡ những heo con này lấy lại đà phát triển để chúng có khả năng hồi phục. Sử dụng nái ghép bầy chính là một trong những kỹ thuật đó.
Không cho nái nuôi con quá nhiều
Nái ghép bầy không chỉ giúp đỡ nái có năng suất thấp gia tăng lợi ích mà gần đây đã hình thành khái niệm làm giảm áp lực nuôi con cho số nái đẻ nhiều con.
Hiện nay, với sự cải tiến di truyền, chất lượng cám, kỹ thuật quản lý tiên tiến ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Theo đó số lượng heo con đẻ ra sẽ tăng dần khiến quy mô trại thịt sẽ gia tăng.
Bổ sung nhược điểm khi cai sữa sớm
Các trại chăn nuôi ở Bắc Mỹ với kinh nghiệm thất bại khi cai sữa sớm từ 12~14 ngày nên hiện nay đã chuyển sang cai sữa từ 17~18 ngày.
Heo con của những nái đẻ nhiều có trọng lượng sơ sinh nhỏ dễ dẫn tới sự cố nên việc sử dụng nái ghép bầy sẽ giúp gia tăng trọng lượng cai sữa.
Xác định sớm thời điểm cai sữa để đưa nái vào nuôi tiếp tục sẽ khắc phục những hạn chế tối đa sự chịu đựng của heo con khi cai sữa sớm, nâng cao tình trạng miễn dịch, đặc biệt là giải quyết vấn đề cai sữa sớm ở một số quốc gia.
3. Các ý kiến phản đối
Việc này có khả năng hay không?
Chỉ lựa chọn nái ghép bầy trong số những nái nuôi con tốt, và khi thể trạng bị hao mòn quá nhiều không đưa vào phối sớm. Dĩ nhiên những nái đã nuôi con nhiều trong lần này sẽ được nghỉ ngơi hồi phục trong vòng 3~5 tuần. Khi cơ thể nái đã hoàn toàn hồi phục mới đưa vào phối tiếp.
Nái đã nuôi con của mình nay nuôi con của nái khác thì có đủ sữa không?
Lựa chọn những nái thích hợp, quản lý bằng các biện pháp thích hợp thì có thể quên đi những lo lắng này. Nên chọn những nái có khả năng tiết sữa nhiều.
Có những nái từ lúc đẻ nuôi con đến 14 tuần cho dù lượng sữa có giảm nhưng vẫn nuôi được con và lần phối tiếp theo cũng không gặp vấn đề gì.
4. Các biện pháp cụ thể
Lựa chọn nái phù hợp: Tìm trong số những nái đẻ con nhiều. Nắm rõ những nái nuôi con tốt, ghi vào sổ theo dõi.
Nái cho ghép bầy phải tiết ra nhiều sữa. Đặc biệt là vào mùa nóng phải lựa chọn nái nuôi con tốt để ghép bầy.
Có hai phương pháp “di chuyển 2 lần” và “di chuyển trực tiếp”, phương pháp sau được khuyến khích áp dụng do đơn giản. Còn phương pháp “di chuyển 2 lần” cần sự giúp đỡ của nhân viên và cần thêm nái trung gian.
“Di chuyển trực tiếp” là phương pháp khi heo con vừa đẻ ra cho bú sữa đầu từ mẹ ruột và trong vòng không quá 10 tiếng sau di chuyển tới mẹ nuôi. Nên nhanh chóng chuyển heo con tới nái nhận heo con ghép bầy sau khi cai sữa. Những heo con khỏe mạnh nhanh chóng chuyển đi để những con trọng lượng thấp hoặc chậm chạp còn lại có thể bú dễ dàng. Biện pháp này đơn giản và có hiệu quả tốt nhất. Những nái được tuyển chọn có thể nuôi con tiếp tục trong vòng 3 tuần.
Khi cai sữa nếu heo con ốm yếu nhiều thì lợi ích sẽ bị giảm sút. Chính vì vậy, việc sử dụng nái ghép bầy sẽ giúp giảm heo con ốm yếu, ngăn chặn thua lỗ.
Những điểm chú ý khi di chuyển:
Những điểm chú ý khi di chuyển:
Dùng khăn lau sạch heo con của nái ghép bầy đẻ ra sau đó lau cho heo con ghép bầy để nái không nhận ra mùi mà từ chối nuôi (vì lý do heo con có mùi đặc trưng nái có thể nhận biết được).
Trường hợp trại đẻ áp dụng biện pháp “Cùng vào, cùng ra” thì nái ghép bầy sẽ phải chuyển sang trại khác. Ở những trại quy mô lớn có trại riêng biệt cho nái ghép bầy.
Để di chuyển heo con cần cai sữa cho nái khác trước (khoảng 10~12 tiếng), sau đó chuyển nái cai sữa sang trại phối. Và chuyển cùng lúc nái và heo con ghép bầy tới chuồng mới.
Thực hiện ghép bầy cần kỹ thuật, khả năng phán đoán, độ tập trung. Hiện nay các biện pháp này đang phát huy nhiều ưu điểm rất tốt.