Home » » Chăn Nuôi Trang Trại Và Một Số Giải Pháp Sản Xuất Heo Hàng Hoá Bền Vững

Chăn Nuôi Trang Trại Và Một Số Giải Pháp Sản Xuất Heo Hàng Hoá Bền Vững

Written By Chăn Nuôi on Thursday, April 18, 2013 | 3:43 PM

      KTNT- Chăn nuôi là một ngành kinh tế quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, nó không những đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho tiêu dùng hàng ngày của mọi người dân trong xã hội mà còn là nguồn thu nhập quan trọng của hàng triệu người dân hiện nay.
      Với các loại gia súc hiện có ở nước ta theo số liệu năm 2006 đã sản xuất dược 2.369 ngàn tấn thịt xẻ các loại Tuy có đàn gia súc, gia cầm đa dạng, song với trên 80 triệu dân, chưa kể đến tăng dân số hàng năm, nguồn thực phẩm từ đàn gia súc gia cầm này cũng chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu người tiêu dùng hiện nay (24,5kg/người/năm). Đây là mức tiêu thụ thấp so với nhiều nước trên thế giới, mà chưa đề cập đến chất lượng của chúng.
      Thực tế cho thấy nhu cầu về chất lượng thực phẩm của trẻ con và người già cao hơn các lứa tuổi khác. Ví dụ: Cũng là sữa bò tươi nhưng hàm lượng các chất có trong sữa như protein, Can xi, hàm lượng mỡ sữa, mỡ trong các loại thịt nhất là thịt lợn về colesterol có lợi cũng như axít béo không no chiếm bao nhiêu phần trăm để phù hợp nhu cầu dinh dường và phòng bệnh cho các lứa tuổi?
      Phát triển chăn nuôi bền vững, nhất là chăn nuôi lợn hàng hóa như thế nào trong hoàn cảnh cuộc sống của phần lớn các hộ nông dân còn chật vật khó khăn, đại bộ phận' người dân chăn nuôi theo kinh nghiệm; thiếu kiến thức chuyên môn, ít quan tâm về thông tin thị trường, nếu có thì thiếu cụ thể; hiểu biết về sản xuất hàng hóa chưa trở thành tiềm thức; kinh tế phát triển chưa đồng đều giữa các vùng,... là những rào cản trong phát triển chăn nuôi lợn hàng hóa hiện nay.
Vậy đâu là giải pháp cho phát triển chăn nuôi hàng hóa bền vững?
      Trong định hướng phát triển chăn nuôi đến năm 2020, đã được Thủ tường phê duyệt có các giải pháp lớn theo tám chương trình, đây là hướng đi trong định hướng cho cả hệ thống chăn nuôi đến 2020 để chúng ta thực sự có một ngành chăn nuôi hàng hóa tiên tiến và vững mạnh. Song cái khó về chăn nuôi trang trại đối với phần đông người nông dân lại thuộc về tiềm thức lịch sử.
      Vậy giải pháp nào để khắc phục những khó khăn hiện tại nhằm đẩy mạnh chăn nuôi hàng hóa. trong đó có chăn nuôi lợn. phát triển bền vững. 
 
1. Hiện trang ngành chăn nuôi và hướng phát triển
      Theo Tổng cục thống kê tổng đàn gia súc gia cầm ở thời đềm 2006 trong cả nước có: 32,8 triệu con lợn; 2,9 triệu con trâu; 5,87 triệu con bò (bò sữa: 127 ngàn con); 170 triệu con gà, 69,4 triệu con vịt ngan và 1,02 triệu dê cừu.
      Duy trì mức tăng trưởng giá trị ngành chăn nuôi đạt trung bình/năm qua các giai đoạn như sau: 2006 - 2010: 8,5%; 2010 - 2015 tăng 6,5 -7%: 2015 - 2020: 5,5 - 6%. Sản lượng thịt xẻ các loại năm 2006 là: 2.369 ngàn tấn và dự kiến tiến độ qua các giai đoạn phát triền: Năm 2010 đạt 3.210 ngàn tấn; Năm 2015 là: 4.309 ngàn tấn (trong đó thịt lợn 2.797 ngàn tấn (65%); thịt gia cầm 1.326 ngàn tấn (32%); thịt trâu bò: 144 ngàn tấn (3%); Năm 2020 là: 5.521 ngàn tấn (trong đó thịt lợn 3.493 ngàn tấn (chiếm 63%); thịt gia cầm 1 .779 ngàn tấn (32%); thịt trâu bò 200 ngàn tấn (4%)... Theo xu hướng tiêu dùng hiện nay, nhu cầu các loại thịt vẫn tăng cao trong thời gian tới, đặc biệt thịt lợn vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất 63 - 65% trong tổng số các loại thịt.      Vì vậy ngành chăn nuôi lợn vẫn đóng một vai trò rất quan trọng cung cấp thực phẩm trong tiêu dùng của chúng ta.
      Với nhu cầu thực phẩm từng loại theo định hướng, đến năm 2020 có 3.493 ngàn tấn thịt lợn xẻ, chúng ta phải có đàn lợn thịt tương đương: 52.132 ngàn con, đạt trọng lượng hơi 90 kg/con. Nếu không tính đến chăn nuôi trang trại bình quân chia đều cho mỗi hộ gia đình nông dân phải nuôi 4,3 con lợn (ước tính theo số hộ có đến 2020 là: 12 triệu hộ). Thực tế số hộ có chăn nuôi chỉ chiếm 70% trong số hộ nông dân (Đồng bằng sông Cửu Long chỉ có hơn 50% số hộ nông dân có chăn nuôi lợn). Như vậy thực tế mỗi hộ có chăn nuôi lợn phải muôi 10 lợn thịt để xuất chuồng được 6,2 lợn thịt đạt 90kg/con/năm.
      Nếu phát triển được một trăm ngàn trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ (10 nái và 180 lợn thịt/hộ/năm), ước tính có 8,4 triệu hộ có chăn muôi lợn, đến năm 2015 sẽ cung cấp cho xã hội được 18 triệu lợn thịt có chất lượng cao. Vậy với một trăm ngàn mô hình này đến 2015 mỗi tỉnh phấn đấu để có bình quân 1.562 hộ mô hình chăn nuôi quy mô nhỏ để có cơ sở phát triển lên quy mô chặn nuôi vừa và lớn vào năm 2020. Như vậy cũng chỉ mới cung cấp được 50% nhu cầu. Dù chăn nuôi trang trại đang trên đà phát triển. song cũng cần có những chính sách cho các hộ chăn nuôi nghèo, chăn nuôi nhỏ lẻ ở các vùng nông thôn khác nhau, nếu chương trình 100.000 hộ chăn nuôi quy mô nhỏ này được thực thi sẽ giúp hộ nông dân tích luỹ vốn, kinh nghiệm và nhận thức, từng bước chuyển dần qua chăn nuôi lợn trang trại quy mô vừa và lớn.  Đây là giải pháp đào tạo thực tế cho hướng phát triển chăn nuôi trang trại cho người nông dân. Chăn nuôi nhỏ lẻ. 
     Chúng ta không thể không tính đến tỷ lệ đóng góp sản phẩm chăn nuôi của bộ phận này hiện chiếm khoảng 70% nhu cầu thực phẩm tiêu dùng của xã hội. Nhưng quan trọng hơn cả là chăn nuôi của bộ phận này chính là giải pháp xóa đói giảm nghèo theo kiểu bỏ ống. Nếu chương trình 100.000 hộ chăn nuôi quy mô nhỏ này thực thi sẽ giảm nghèo bằng chăn nuôi trang trại với cơ cấu HTX chăn nuôi kiểu mới ra đời và các hình thức giết mổ, tiêu thụ theo một chuỗi sẽ hình thành được ngành hàng theo chuỗi dọc rộng lớn. Nếu có 100.000 hộ mô hình chăn nuôi quy mô nhỏ đến 2015 để đến năm 2020 sẽ có 25% số hộ chuyển lên chăn nuôi vừa quy mô 20 nái +360 lợn thịt và 25% nuôi 30 nái + 540 lợn thịt, cùng với số trang trại đã có hiện nay sẽ cung cấp được 50% nhu cầu thịt lợn xẻ cho tiêu dùng, 50% còn lại từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ và các trang trại lớn.
      Nhà nước cần có một chương trình hỗ trợ phát triển 100.000 hộ chăn nuôi lợn quy mô trang trại nhỏ (10 lợn nái + 180 lợn thịt), tố chức lại trong các HTX chăn nuôi lợn kiểu mới nhằm thụ hưởng sự chuyển giao các kỹ thuật tiến bộ cho họ, trước tiên chú ý đến đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải miền Trung. Vùng khu 4 cũ, Đồng bằng sông Hồng, Đông và Tây bắc Bắc bộ trong những năm đầu của định hướng phát triển chăn nuôi này, nhằm có mô hình chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ phổ cập để tiến lên phát triển chăn nuôi lợn trang trại quy mô vừa và lớn bền vững góp phần từng bước công nghiệp hóa ngành chăn nuôi lợn ở nước ta.
2. Chăn nuôi trang trại và những giải pháp cần quan tâm
Trong những năm gần đây với các chính sách của Đảng và Chính phủ về phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi đã đi vào thực tiễn cuộc sống, góp phần thúc đầy quá trình phát triển ngành chăn nuôi theo hường hàng hoá.
      Tính đến năm 2006 cả nước có: 17.721 trang trại, chưa kể các trang trại chăn nuôi các loại vật nuôi khác như thỏ, lợn rừng, nhím và các loại động vật sống trong nước (cá sấu,... ). Trong đó: có 7.475 trang trại chăn nuôi lợn, (miền Bắc: 3.069, miền Nam: 4.406); với 2.990 trang trại nuôi lợn nái. Số trang trại chăn nuôi gia cầm là 2.837, miền Bắc: 1.274, miền Nam: 1.564); Số trang trại chăn nuôi bò là 6.405, trong đó có 2.011 trang trại chăn nuôi bò sữa (miền Bắc: 3.069. miền Nam: 4.406); Số trang trại chăn nuôi trâu là: 247 miền Bắc: 222, miền Nam: 27); Số trang trại chăn nuôi dê là: 757 miền Bắc: 201, miền Nam: 556). Tuy trong một thời gian ngắn (10 năm) so với lịch sử phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta, tuy số lượng và quy mô trang trại từng vùng có khác nhau, song đây là một phong trào cách mạng KHKT của toàn dân trong ngành chăn nuôi ở Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng mà không phải dân tộc nào cũng làm được. Muốn chăn nuôi trang trại phát triển bền vững trước mắt cần quan tâm đến một số giải pháp nhà. 
 
a. Giải pháp quy hoạch
      Giải pháp tổng thể cho phát triển chăn nuôi bền vững đã được Chính Phủ và Bộ Nông Nghiệp định hường phát triển chăn nuôi đến năm 2020, trong đó có quy hoạch lại ngành chăn nuôi.
      Với điều kiện đất đai, địa hình tự nhiên, thời tiết khí hậu và kinh nghiệm thực tiễn, cần quy hoạch tổng thể lại cho ngành chăn nuôi.
Trước tiên, cần quan tâm đến các yếu tố thời tiết khí hậu và địa hình tự nhiên cho hai nhóm vật nuôi sau:
   + Với chăn nuôi loại gia súc ăn cỏ, tuy nó không cạnh tranh với lương thực của con người, song nó đòi hỏi những vùng đất tương đối tốt và rộng. Do vậy cần kế hoạch có thời hạn để tập trung dầu tư cho thủy lợi phục vụ trồng cỏ thâm canh; ở những vùng có tiềm năng phát triển gia súc có sừng, cũng cần quan tâm đến các nguồn phụ phế phẩm từ ngành công nghiệp chế biến.
   + Với chăn nuôi lợn, đặc điểm chính của loại vát nuôi này là không cạnh tranh với đất canh tác màu mỡ, nhưng phải tránh được ô nhiễm nguồn nước và môi trường. 
 
b. Giải pháp về thú y
      Đây là giải pháp cực kỳ quan trọng, nếu không có giải pháp tổng thể đồng bộ và đầy đủ về thú y, nó sẽ phủ định tất cả các kết quả về giống và sản xuất như chúng ta đã và đang chứng kiến trong thời gian qua. Nhà nước cần đầu tư chiều sâu cho lĩnh vực thú y mang tính lâu dài cả về đội ngũ cán bộ có kỹ thuật cao với các phòng thí nghiệm trọng điểm đồng bộ kết hợp với các chương trình hợp tác quốc tế về các bệnh liên quan đến viêm gây bệnh, nhằm giải mã được chúng trên cơ sở đó nghiên cứu sản xuất được các loại vác xin để chủ động trong phòng chống có hiệu quả cho các bệnh đã có và sẽ có trong tương lai ở nước ta. 
 
c. Giải pháp huấn luyện kỹ thuật cho người nông dân
      Cần hỗ trợ và thường xuyên mở các lớp tập huấn kỹ thuật chăn nuôi lợn trang trại do các hộ chăn nuôi lợn trang trại quy mô nhỏ và vừa đã đạt kết quả cao và những chuyên gia giỏi có kinh nghiệm thục tế về: kỹ thuật ghép phối giống trong sản suất lợn thương phẩm qua gieo tinh nhân tạo, đạt năng suất và tỷ lệ nạc cao; an toàn dịch bệnh; kỹ thuật nuôi dưỡng các loại lợn; kỹ thuật chuồng trại: vệ sinh môi trường và giết mổ sạch, giúp người nông dân vươn lên trong sản xuất trang trại theo từng giai đoạn.
      Thành lập nhóm - tổ kỹ thuật nòng cốt (nông dân chăn nuôi giỏi) ở từng HTX chăn nuôi lợn trang trại kiểu mới để hỗ trợ các hộ mới bắt đầu phát triển chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ và vừa.
      Đẩy mạnh tuyên truyền, chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật cho các HTX mô hình chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ và vừa hình thành bằng chính nội lực của bản thân và gia đình họ. Qua hệ thống thông tin nhà nước và các địa phương tuyên truyền phát triển chăn nuôi lợn trang trại quy mô nhỏ thành một chương trình thường xuyên và sâu rộng để thúc đẩy mọi người dân tham gia chương trình một trăm ngàn trang trại chăn nuôi lợn quy mô nhỏ và vừa khi chính thức được khả thi. 
 
d. Giải pháp về giống
      Trong ngành chăn nuôi lợn hiện tại chúng ta đã có đàn lợn tốt với nhiều nguồn gien quý. Hơn 20 năm qua nhiều chương trình nghiên cứu và phát triển giống lợn của nhà nước, có thể khẳng định được nguồn giống hiện có cho đến nay có thể cơ bản ổn về chết lượng, còn số lượng thuộc vào giải pháp nhân giống của chúng, nhất là các đàn giống trong chương trình hỗ trợ giống của nhà nước. Song muốn đàn giống ngày càng được cải thiện về di truyền, nâng cao năng suất của các tính trạng sản xuất cần tổ chức và hình thành hệ thống đăng ký và quản lý giống Quốc gia mang tầm chiến lược. Hiện nay không một nước chăn nuôi tiên tiến nào trên thế giới lại không có hệ thống đăng ký và quản lý giống Quốc gia (head book) nhờ đó đàn lợn của họ luôn được cải thiện về năng suất và chất lượng sản phẩm do nhu cẩu thị hiếu người tiêu dùng theo từng giai đoạn.
 
e. Giải pháp về kỹ thuật
      Ngày nay nhiều tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi lợn trên thế giới và trong nước đã được áp dựng ở Việt Nam như. Chọn lọc và lai tạo ra những đàn lợn thịt có mỡ dắt trong thịt từ 2 - 4% giúp thịt lợn có vị thơm, độ mềm và ngon. Nâng cao tỷ lệ nạc, giảm mỡ, giảm chi phí thức ăn. Tăng khả năng tăng trọng; giảm thời gian nuôi thịt; tăng số con sống trong một lứa...
      Sử dụng các sản phẩm từ dược thảo thay kháng sinh, tăng sức đề kháng và thức ăn tăng chất lượng thịt (hương thảo). Loại thức ăn hỗ trợ để lợn nái đồng loạt lên giống đạt 80% sau cai sữa lợn con 7 - 10 ngày và tăng số con bình quân 0,5 con/1ứa. Thức ăn cho lợn con đạt 31 kg/con lúc 70 ngày tuổi; thức ăn cho lợn con theo mẹ và tập ăn giúp cai sữa sớm cho lợn con lúc 7 - 10 ngày tuổi để tăng 2,5 lứa đẻ/nái/năm. Những tiến bộ kỹ thuật này đã giúp ngành chăn nuôi lợn phát triển cả về số và chất lượng. 
 
g. Giải pháp về chuồng trại
      Để tiết kiệm đất cho sản xuất nông nghiệp ở những vùng sản xuất nông nghiệp cần áp dụng kỹ thuật chuồng trại mới. Ví dụ: với diện tích 195m2 có thể nuôi dược 10 lợn nái và 180 lợn thịt năm, an toàn dịch bệnh cao, chăm sóc và quản lý nhẹ nhàng; giảm tỷ lệ hao hụt; tăng hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi lợn. Xin giới thiệu mô hình chăn nuôi 10 nái và 180 lợn thịt/năm ở Sơn Tịnh, Quảng Ngãi. 
 
h. Giải pháp về tổ chức sản xuất ngành hàng trong chăn nuôi lợn hàng hóa
      Khi tổ chức chăn nuôi lợn hàng hóa cần có đầu ra ổn định, các địa phương cần tổ chức sản xuất theo chuỗi ngành hàng dọc "Từ chăn nuôi -> giết mổ sạch - > thị trường” theo chuỗi dọc này người chăn nuôi, các cơ sở giết mồ, người phân phối đều yên tâm về số và chất lượng sản phẩm kể cả giá cả mua bán khi họ liên kết lại với nhau. Từng loại công việc sẽ liên kết theo chuỗi ngang giữa các nhà chăn nuôi; giữa các nhà giết mổ và giữa các nhà phân phối tiêu thụ sản phẩm trong các hợp tác xã kiểu mới thông qua sự phát triển các hiệp hội chuyên môn nhằm ổn định sản xuất, bảo vệ quyền lợi cho người sản xuất và người tiêu dùng.
Lê Thanh Hải

Tạp Chí Khoa học Kỹ thuật Chăn nuôi
Chia sẻ bài viết: :
 
Thiết kế bởi: Free Blogger Templates | VNBLOGGER | Thư viện Online | Tin khuyến mại | Sổ tay Online Xem Phim: Phim Ánh Trăng
Copyright © 2016. Nông Nghiệp - By Blogger.com