Home » , » Quy Trình Kỹ Thuật Nuôi Chồn Nhung Đen

Quy Trình Kỹ Thuật Nuôi Chồn Nhung Đen

Written By Chăn Nuôi on Sunday, June 23, 2013 | 6:32 AM

1. Đặc điểm sinh học và cách chọn giống chồn nhung đen.
  1.1. Nguồn gốc và một vài đặc điểm của chồn  nhung đen. 
Chồn nhung đen còn có tên gọi là "hắc thốn", có nguồn gốc từ Nam Mỹ, có nhiều ở vùng núi Andes, được Tây Ban Nha nhập vào nuôi cách đây hàng trăm năm. Sau được nuôi ở một số nước Châu âu, rồi phát triển sang Châu Á, chủ yếu nuôi nhiều ở khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, Trung Quốc.



 Là loại động vật gậm nhấm, rất hiền lành, ăn tạp phong phú, có tính bầy đàn khá cao, nhút nhát và kém leo trèo.

Toàn thân chồn được bao phủ bởi một lớp lông đen tuyền, mượt. Chồn nhung đen có 4 chi ngắn khoảng 8 cm. Trong đó 2 chi trước có 4 ngón và 2 chi sau có 3 ngón. Trên các ngón có các móng khá sắc, dài cỡ 1 cm.

Chồn nhung đen cũng có đôi mắt, mũi, tai, môi đen tuyền. Tuy nhiên chúng lại không có đuôi như 1 số loài động vật khác. 

Phần đầu hơi tù tròn, 2 bên mép có 2 hàng râu dài đều về phía sau.
Tai chồn rất nhỏ và mỏng nên rất khó để quản lý đeo số tai cho chúng vì rất dễ bị rách.
Chồn nhung đen chỉ có 2 vú ở 2 bên vùng bụng.

Cơ quan sinh dục của cả đực và cái khá gần hậu môn, và trông khá giống nhau nếu không tinh mắt sẽ khó có thể phân biệt được chúng. Để phát hiện chúng ta ấn nhẹ tay vào cạnh cơ quan sinh dục chúng nếu là con đực thì chúng lòi cơ quan giao cấu, còn con cái thì không.
Kích thước trung bình của chồn nhung đen: Dài x rộng x cao trung bình: 30 x 10 x 12 cm.
Khối lượng chồn nhung đen trưởng thành trung bình khoảng 800g, một số con có thể đạt khoảng 1,4kg.

Chồn nhung đen rất giàu giá trị dinh dưỡng: hàm lượng protein rất cao khoảng 19,7%; hàm lượng mỡ thấp chỉ khoảng 15%, đặc biệt chúng có chứa 1 số khoáng rất quan trọng đối với sức khoẻ con người như Zn, Se, giúp phòng tránh ung thư, hàm lượng Fe rất cao (gấp 3 lần baba), cholesterol rất thấp nên rất có lợi cho sức khoẻ, chính vì vậy chúng trở thành thứ đặc sản quý trong cẩm nang các bài thuốc quý dân gian.

 1.2. Chọn giống
            Trong quá trình xây dựng một đàn chồn mới hoặc trong quá trình người nuôi gây giống từ đàn chồn gốc, cần phải chú ý chọn con chồn khỏe mạnh, có nhiều ưu thế làm con giống. Đặc điểm để chọn chồn giống là: thể hình đầy đặn, béo tốt, khỏe mạnh, xương cốt chắc chắn, cứng cáp, toàn thân có lông một màu đen tuyền và bóng mượt, lông dày đều và sạch sẽ, dinh dưỡng đầy đủ, cử động linh lợi, hoạt bát, vùng đầu tròn đều, cổ ngực bụng săn chắc, tứ chi đầy đủ, có lực và không bị biến dạng; mắt đen và sáng, không bị ghèn mắt, mũi ươn ướt, không có hiện tượng rụng lông, hô hấp bình ổn, da mềm mại và có tính đàn hồi, không bị bệnh ngoài da, không có bọ. Con đực khỏe mạnh, sức ăn khá tốt, khă năng chống bệnh khá tốt, bộ phận sinh dục phát triển tốt, hai tinh hoàn vừa to vừa cân đối với nhau,dương vật phát triển bình thường. khả năng phối giống tốt, tính tình hiền lành, dễ thuần hóa. Con cái có thể trạng khỏe mạnh, sức ăn tốt, sức kháng bệnh cao, âm hộ phát triển bình thường và sạch sẽ, hai vú phát triển tốt, đầu núm vú nhô hẳn ra ngoài, tỷ lệ mang thai và sinh con thành công cao, phát triển bình thường, tính tình hiền lành, và có nhiều sữa.

2. Thức ăn và dinh dưỡng
Cũng như đã nói ở trên, thức ăn của chồn nhung đen rất phong phú, có thể là : thức ăn xanh, thức ăn tinh, thức ăn củ quả hoặc có thể là phế phụ phẩm… Chính vì vậy tuỳ từng điều kiện chăn nuôi từng nơi khác nhau có thể áp dụng một trong các khẩu phần sau để có thể phù hợp với từng điều kiện thực tế.

            Có một trang trại bên ngoài đã áp dụng khẩu phần ăn như sau:
Loại chất dinh dưỡng
Abumin
Chất béo
Chất xơ
Chất chiết xuất không có Nitơ
Kẽm
Phốt pho
Cỏ voi
13.34
3.23
28.51
39.17
0.35
0.12
Ngọn ngô
5.90
0.90
24.90
50.20
/
/
Khoai lang
2.30
0.10
0.10
18.90
0.30
0.30
Củ cà rốt
0.80
0.30
1.10
5.00
0.80
0.04
Ngọn cao lương
3.70
1.20
33.90
48.00
/
/

 Tại Viện Chăn Nuôi hiện tại chúng tôi tiến hành cho ăn với khẩu phần sau:

Thức ăn       
Mẹ nuôi con
Cai sữa (3 TT)
7 TT
10 TT
♀ trưởng thành
♂ trưởng thành
Cỏ voi (g/con/ngày)
220
93
116
140
155
156
Cám thỏ (g/con/ngày) Pr=16,ME=2800
37
16
23
28
30
29

            Nhu cầu nước uống: do thức ăn của chồn có tỷ lệ các loại thức ăn xanh chứa khá nhiều nước nên nhìn chung nhu cầu nước uống tiêu thụ rất ít. Trung bình mỗi ngày một chồn trưởng thành tiêu tốn khoảng 40g nước (dao động khoảng 25 – 60g).

3. Sinh sản
            Chồn nhung đen có khả năng sinh sản khá cao, mỗi năm trung bình đẻ khoảng 4 lứa. Mỗi lứa đẻ trung bình từ 3-4 con. Thời gian mang thai của chồn là 65 ngày. Thời gian cai sữa cho chồn con là 20-21 ngày. Chồn mẹ sau khi sinh khoảng 3 giờ sau đã có có thể động dục trở lại nhưng trong thực tế người ta ít khi cho phối ở thời điểm này vì sợ ảnh hưởng tới khả năng chăm sóc của đàn con. Thường sau khi cai sữa xong từ 1-3 ngày sau chồn lại động dục, phối được luôn, và đây là thời điểm mà người chăn nuôi thường cho phối nhất. 

            Đối với chồn hậu bị chuẩn bị bước sang giai đoạn sinh sản, vào khoảng 50-60 ngày chúng đã có những biểu hiện động dục đầu tiên. Tuy nhiên không nên để chồn tự do ghép đôi giao phối ở những thời điểm này mà thường để chồn khoảng 70-80 ngày tuổi đối với con cái, 90-100 ngày tuổi đối với con đực mới cho giao phối vì thời điểm này chồn mới phát triển thành thục các bộ phận cơ quan sinh lý. 

            Để phát hiện thời điểm động dục của chồn là tương đối khó vì chồn động đụng ngầm và khá kín. Chỉ thấy đôi khi một số chồn cái nhảy lên lưng của nhau, và khi thả chồn đực vào chồn đực dựa vào khả năng khứu giác rất thính của chúng sẽ lập tức ngừi những con cái đang có biểu hiện động dụng và nhảy lên lưng. Nếu con cái đã đến thời gian động dục chúng sẽ cho con đực nhảy lên còn không chúng sẽ chạy mát không cho con đực nhảy.

            Khi chồn cái đã mang thai chúng ăn uống khá mạnh. Đó là một trong những lý do giải thích bào thai của chúng thuộc loài vật nuôi chiếm tuỷ trọng lớn nhất hiện nay. Nhiều con trước khi chửa chỉ nặng khoảng 600g nhưng sau khi chửa chúng có thể nặng thới 1200g. Điều đó cũng được thể hiện qua khối lượng con sơ sinh của chúng vào khoảng 100g. Lúc chuẩn bị trước khi đẻ 2-3 ngày nếu là đàn nuôi quần thể nên tách riêng chúng ra một ô riêng, những ngày này chồn thường cắp những cọng rơm dạ lá khô …để làm tổ trước khi đẻ. Chính vì vậy cần chuẩn bị nguyên liệu, chuồng trại sạch sẽ để chồn mẹ sinh. Chồn con sau khi sinh loại động vật đã mở mắt và rất nhanh nhẹn. Khoảng nửa giờ đồng hồ chúng đã có khả năng chạy bình thường, 3 ngày tuổi chúng đã có khả năng ăn một số loại thức ăn xanh mềm, 5 ngày tuổi. Chú ý trong thời gian nuôi con này tránh thả lẫn con đực trưởng thành vào vì chúng có thể cắn chết chồn con.

            Tỷ lệ ghép phối: Đối với chồn được nuôi theo nhóm quần thể có thể ghép phối theo tỷ lệ 1 đực: 4 cái là được. Chồn thường được cho phối trực tiếp, chứ chưa có tài liệu nào thấy cho phối nhân tạo.

4. Chuồng trại
            Tuỳ điều kiện từng gia đình, chuồng trại chăn nuôi có thể không cần phải quá đặc biệt đầu tư, các phòng ở thông thường hoặc có thể dùng những phòng cũ, chuồng lợn cũ cải tạo lại là có thể sử dụng được, yêu cầu không cao. Nhưng để đảm bảo cho chồn có thể thoải mái sinh sống, nâng cao hiệu quả và số lượng chăn nuôi thì vẫn phải đáp ứng một số các điều kiện sau:
+ Phải thoáng khí
Kể cả chuồng trại mới xây hay là cải tạo lại thì chuồng nuôi tốt nhất là ở hướng Bắc quay hướng cửa về hướng Nam, không hạn chế kích thước to hay nhỏ. Trong chuồng nuôi thì tốt nhất là đông ấm, hè mát, không khí lưu thông, thoáng mát và không bị ô nhiễm, hạn chế bị nhiễm bụi và ẩm ướt; ở cửa ra vào và cửa sổ tốt nhất nên bố trí cao hơn so với tầm với của chồn nhung đen để tránh gió lạnh trực tiếp thổi thẳng vào người chồn khiến chồn bị nhiễm lạnh.

+ Yêu cầu về nhiệt độ, độ ẩm và ánh sáng
Dựa trên tập tính sinh hoạt ưa ấm áp, thích khô ráo thì chuồng trại nên được duy trì nhiệt độ và độ ẩm thích hợp, vào mùa hè nắng nóng nên thiết kế sao cho đảm bảo nhiệt độ khống chế ở khoảng 25~30 độ, vào mùa đông lạnh giá nên duy trì nhiệt độ ẩn định ở khoảng 20 độ, không được thấp dưới 10 độ, và độ ẩm không khí là khoảng 50~60 %; môi trường ẩm ướt không chỉ ảnh hưởng đến sinh sản và phát triển của chồn nhung đen mà còn dễ dẫn đến việc phát sinh bệnh dịch; chuồng trại nên được bảo đảm ánh sáng phù hợp, duy trì môi trường ánh sáng yếu cho chồn nhung đen, không được để ánh sáng chiếu trực tiếp vào người chồn nhưng đồng thời lại không được để trong chuồng quá tối.

+ Phải yên tĩnh và chống được chuột
 Đây là một yêu cầu hết sức quan trọng, bởi 95% chồn con sau khi sinh qua thực nghiệm chết nguyên nhân do chuột cắn chết. Bởi vậy chuồng tốt nhất phải được làm bằng lưới mắt cáo cỡ nhỏ tránh chuột có thể vào cắn chết chồn con. Ngoài ra chôn nhung đen rất nhát gan, nên khi xây dựng chuồng trại phải lựa chọn nơi có môi trường xung quanh yên tĩnh. 

            Tuy nhiên cũng nên khuyến cáo người chăn nuôi nên sử dụng nuôi chuồng lồng có thể nhiều tầng cách ly với mặt đất nuôi theo nhóm để dễ theo dõi quản lý và tăng khả năng bảo vệ cho đàn chồn con.

5. Vệ sinh thú y – phòng trị bệnh      
Chồn nhung đen là loại động vật rất ít bệnh tật. Trong thực tế (nghiên cứu tại VCN) thường gặp những bệnh sau: 

+ Bệnh nội kí sinh trung đường tiêu hoá (nguyên nhân do cầu trùng sinh ra).
+ Bệnh ngoại kí sinh trùng (nguyên nhân ve, ghẻ, chấy, rận, bọ chét gây ra)
+ Bệnh xuất huyết         bại huyết ( nguyên nhân do virus gây ra).
+ Bệnh nội khoa, viêm phổi, phủ tạng (nguyên nhân do vi khuẩn gây ra)
+ Hội chứng viêm hạch lâm ba hàm, hầu, cổ (nguyên nhân do vi khuẩn)

5.1 Vệ sinh phòng bệnh
a/ Vệ sinh khử trùng trước khi nuôi.
            Vệ sinh sạch sẽ rồi phun thuốc tiêu độc khử trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi… trước 5 – 7 ngày mới đưa vào nuôi. Thuốc dùng tiêu độc khử trùng phổ biến có thể là Haniodine, Benkocid…

b/ Vệ sinh khử trùng trong khi nuôi
            Cần quét dọn vệ sinh chuồng trại, dụng cụ, khu vực chăn nuôi định kì hàng ngày. Đồng thời cũng cũng dùng các hoá chất khử trùng trên tiêu độc khử trùng chuồng trại khu vực chăn nuô định kì một tuần một lần
            Tránh tiếp cho người lạ tiếp xúc vào khu vực chăn nuôi.
            Thức ăn nuớc uống đầu vào phải sạch sẽ, hợp vệ sinh. 

c/ Vệ sinh tẩy uế chuồng trại sau khi nuôi
            Sau khi nuôi xong cũng phải quét dọn sạch sẽ và phun thuốc tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi trước khi có thể chuẩn bị cho lứa nuôi mới.

5.2 Phòng – trị bệnh
-   Phòng, trị bệnh cầu trùng bằng: Rigercorcin, Aprolium.
-   Phòng trị bệnh ngoại kí sinh trùng, nội kí sinh trùng bằng Ivermectin.
-   Phòng trị bệnh do vi khuẩn gây ra bằng văcxin và thuốc kháng sinh.
-   Phòng bệnh xuất huyết bại huyết bằng văcxin xuất huyết truyền nhiễm thỏ.

5.3 Tăng sức đề kháng bằng việc chăm sóc, nuôi dưỡng, thức ăn, vitamin, khoáng đa – vi lượng.

Võ Văn Sự, Trịnh Phú Ngọc, Lê Diệp Long Biên, Phạm Công Thiếu, Vũ Ngọc Sơn
Chia sẻ bài viết: :
 
Thiết kế bởi: Free Blogger Templates | VNBLOGGER | Thư viện Online | Tin khuyến mại | Sổ tay Online Xem Phim: Phim Ánh Trăng
Copyright © 2016. Nông Nghiệp - By Blogger.com