Một con chó nuôi ở trong nhà luôn được xem như là một món đồ chơi hấp dẫn của các em nhỏ, vì thế các em rất thích vui đùa và ẳm chó con. Việc tiếp xúc của các em nhỏ với chó con nảy sinh ba vấn đề mà chúng ta cần phải quan tâm:
1/ Tư thế ẳm chó con của các em nhỏ là nhồi ép rất mạnh vào bụng, từ đó sẽ làm chèn ép các nội tạng trong xoang bụng vốn rất mong manh nơi chó con sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa, từ đó chó con rất dễ bị bệnh.
2/ Ở trên chó có một số loại giun sán có thể lây sang người, mà những loại giun sán này bị nhiễm vào chó con từ rất sớm.
3/ Bản năng của chó con là thích cắn xé, vì thế có thể chúng cắn vào tay chân khi các em đưa tay vào miệng chó.
Để ngăn ngừa tình trạng này, với các chó nhỏ nên hạn chế việc chơi đùa và ẳm bồng của các em nhỏ. Phải xổ giun định kỳ cho chó mỗi năm 2–3 lần, lần đầu tiên nên cho chó con uống thuốc tẩy giun lúc được một tháng tuổi. Có thể dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Thuốc uống, có thể dùng một trong các loại thuốc sau đây:
BIAVERM : đây là loại thuốc kết hợp hai thành phần Niclosamide và Levamisole, có thể tẩy được sán dây, giun đũa, giun móc, giun tim và giun phổi.
Liều dùng:
- Chó, mèo dưới 2,5kg thể trọng: cho uống ½ viên
- Chó, mèo từ 2,5kg – 5kg thể trọng: cho uống 01 viên
- Chó, mèo trên 5kg thể trọng, cho uống ½ viên/2,5kg thể trọng. Lưu ý không được dùng quá 06 viên cho một con. Cho uống vào buổi sáng trước khi ăn, dùng một liều duy nhất.
EXOTRAN: 01 viên/5kg thể trọng . Cho uống thuốc trước khi ăn. Chó con rất dễ bị nhiễm giun sán nên được cho uống mỗi tháng một lần trong hai tháng đầu, chó lớn mỗi năm xổ hai lần.
Ngoài ra để ngăn ngừa chó cắn trẻ em, người ta có thể dùng kiềm cắt móng tay để bấm bỏ đầu nhọn của các răng nanh và phải cắt cho bằng phẳng. Nên cắt khi răng còn non, đừng để quá lớn mới cắt sẽ khó khăn hơn. Mặt khác, móng chân của chó cũng phải được theo dõi để cắt ngắn, nếu để móng chân mọc quá dài, chó sẽ bị đau bàn chân và đi lại khó khăn. Đối với chó có lông dài, thỉnh thoảng phải cắt bớt lông ở vùng mắt và vùng chân cho chó.
Như phần trên đã trình bày chó con rất dễ bị bệnh, nhất là sau những đợt phải vận chuyển chó đi xa. Cũng như giống chó Phú Quốc khi du khách mang từ đảo về đất liển thường khó nuôi. Không riêng gì chó Phú Quốc mà ngay cả những giống chó khác đều khó nuôi nhất là khi chó còn nhỏ. Chó con bị nhiễm giun sán cũng như những mần bệnh khác rất sớm từ chó mẹ. Đây chính là nguy cơ tiềm ẩn và chúng sẽ phát bệnh khi cơ thể chó con bị suy yếu. Mặt khác, chó con rất dễ bị stress do thay đổi môi trường sống, thay đổi về cách nuôi thả sang nuôi nhốt, thay đổi về khí hậu, do vận chuyển đi xa, do thay đổi về thức ăn, cách tắm, thay đổi cách chăm sóc…vv. Những thay đổi đột ngột này là nguyên nhân làm cho cơ thể suy yếu, từ đó mần bệnh dễ bộc phát. Để khắc phục những điều nêu trên, chúng ta cần thực hiện những điều sau:
- Tiêm ngừa các bệnh truyền nhiễm theo lịch như đã trình bày ở trên. Sau khi tiêm ngừa phải ngừng tắm cho chó từ 5 -7 ngày. Sau khi vừa tiêm ngừa không được vận chuyển chó đi xa, không được thiến, mổ.
- Đừng tắm nhiều cho chó con vì chó con chịu lạnh kém. Nếu cần tắm thì phải tắm nhanh bằng nước ấm và sau khi tắm phải sấy khô lông ngay (không được đem phơi nắng chó con để khô lông). Phải dùng xà phòng và dầu tắm riêng cho loài chó, đừng sử dụng dầu tắm của người cho chó.
- Phải biết phân biệt chó bệnh và chó khỏe để có hướng can thiệp kịp thời.
- Đối với chó nhỏ nên xay nhuyễn thức ăn để thức ăn dễ tiêu hóa. Cho chó ăn đầy đủ và phải cân đối về các chất dinh dưỡng. Có nhiều người chủ đôi khi quá cưng chó mà chỉ cho ăn toàn chất đạm mà thiếu đi những chất khác cũng không tốt.
- Đừng cho trẻ em ẳm bồng và nô đùa với chó con quá mức sẽ làm chó con mệt đưa đến giảm ăn và xáo trộn tiêu hóa.
- Trước khi muốn vận chuyển chó đi xa nên cấp trước VitaminC 1 – 2 ngày để tăng sức đề kháng, giảm stress cho thú.
- Đối với chó Phú Quốc có nguồn gốc ở đảo, do được nuôi ở một môi trường tương đối thoáng hơn so với đất liền, đa số là nuôi thả, thức ăn quen thuộc với cá biển và có thể chưa được tiêm ngừa những bệnh truyền nhiễm (bệnh Carré, bệnh do Parvovirus…). Vì thế khi muốn đem chó từ đảo về đất liền nếu khách du lịch đi chơi vài ngày thì tốt nhất là nhờ nhân viên thú y tiêm ngừa những bệnh truyền nhiễm cho chó tối thiểu 10 ngày trước khi đem chó về và cũng phải cấp VitaminC trước khi vận chuyển như đã nói ở trên. Ngược lại nếu không kịp tiêm ngừa vaccin thì khi mang về nhớ cho chó ăn thức ăn gần giống với thức ăn trước đó để chó quen dần và trong vòng 7 ngày sau nếu chó vẫn bình thường thì nên tiêm ngừa cho chó nếu đã đến tuổi tiêm ngừa. Không được nuôi nhốt liên tục mà thỉnh thoảng phải dẫn chó ra ngoài vận động.
3/ Bản năng của chó con là thích cắn xé, vì thế có thể chúng cắn vào tay chân khi các em đưa tay vào miệng chó.
Để ngăn ngừa tình trạng này, với các chó nhỏ nên hạn chế việc chơi đùa và ẳm bồng của các em nhỏ. Phải xổ giun định kỳ cho chó mỗi năm 2–3 lần, lần đầu tiên nên cho chó con uống thuốc tẩy giun lúc được một tháng tuổi. Có thể dùng thuốc uống hoặc thuốc tiêm. Thuốc uống, có thể dùng một trong các loại thuốc sau đây:
BIAVERM : đây là loại thuốc kết hợp hai thành phần Niclosamide và Levamisole, có thể tẩy được sán dây, giun đũa, giun móc, giun tim và giun phổi.
Liều dùng:
- Chó, mèo dưới 2,5kg thể trọng: cho uống ½ viên
- Chó, mèo từ 2,5kg – 5kg thể trọng: cho uống 01 viên
- Chó, mèo trên 5kg thể trọng, cho uống ½ viên/2,5kg thể trọng. Lưu ý không được dùng quá 06 viên cho một con. Cho uống vào buổi sáng trước khi ăn, dùng một liều duy nhất.
EXOTRAN: 01 viên/5kg thể trọng . Cho uống thuốc trước khi ăn. Chó con rất dễ bị nhiễm giun sán nên được cho uống mỗi tháng một lần trong hai tháng đầu, chó lớn mỗi năm xổ hai lần.
Ngoài ra để ngăn ngừa chó cắn trẻ em, người ta có thể dùng kiềm cắt móng tay để bấm bỏ đầu nhọn của các răng nanh và phải cắt cho bằng phẳng. Nên cắt khi răng còn non, đừng để quá lớn mới cắt sẽ khó khăn hơn. Mặt khác, móng chân của chó cũng phải được theo dõi để cắt ngắn, nếu để móng chân mọc quá dài, chó sẽ bị đau bàn chân và đi lại khó khăn. Đối với chó có lông dài, thỉnh thoảng phải cắt bớt lông ở vùng mắt và vùng chân cho chó.
Như phần trên đã trình bày chó con rất dễ bị bệnh, nhất là sau những đợt phải vận chuyển chó đi xa. Cũng như giống chó Phú Quốc khi du khách mang từ đảo về đất liển thường khó nuôi. Không riêng gì chó Phú Quốc mà ngay cả những giống chó khác đều khó nuôi nhất là khi chó còn nhỏ. Chó con bị nhiễm giun sán cũng như những mần bệnh khác rất sớm từ chó mẹ. Đây chính là nguy cơ tiềm ẩn và chúng sẽ phát bệnh khi cơ thể chó con bị suy yếu. Mặt khác, chó con rất dễ bị stress do thay đổi môi trường sống, thay đổi về cách nuôi thả sang nuôi nhốt, thay đổi về khí hậu, do vận chuyển đi xa, do thay đổi về thức ăn, cách tắm, thay đổi cách chăm sóc…vv. Những thay đổi đột ngột này là nguyên nhân làm cho cơ thể suy yếu, từ đó mần bệnh dễ bộc phát. Để khắc phục những điều nêu trên, chúng ta cần thực hiện những điều sau:
- Tiêm ngừa các bệnh truyền nhiễm theo lịch như đã trình bày ở trên. Sau khi tiêm ngừa phải ngừng tắm cho chó từ 5 -7 ngày. Sau khi vừa tiêm ngừa không được vận chuyển chó đi xa, không được thiến, mổ.
- Đừng tắm nhiều cho chó con vì chó con chịu lạnh kém. Nếu cần tắm thì phải tắm nhanh bằng nước ấm và sau khi tắm phải sấy khô lông ngay (không được đem phơi nắng chó con để khô lông). Phải dùng xà phòng và dầu tắm riêng cho loài chó, đừng sử dụng dầu tắm của người cho chó.
- Phải biết phân biệt chó bệnh và chó khỏe để có hướng can thiệp kịp thời.
- Đối với chó nhỏ nên xay nhuyễn thức ăn để thức ăn dễ tiêu hóa. Cho chó ăn đầy đủ và phải cân đối về các chất dinh dưỡng. Có nhiều người chủ đôi khi quá cưng chó mà chỉ cho ăn toàn chất đạm mà thiếu đi những chất khác cũng không tốt.
- Đừng cho trẻ em ẳm bồng và nô đùa với chó con quá mức sẽ làm chó con mệt đưa đến giảm ăn và xáo trộn tiêu hóa.
- Trước khi muốn vận chuyển chó đi xa nên cấp trước VitaminC 1 – 2 ngày để tăng sức đề kháng, giảm stress cho thú.
- Đối với chó Phú Quốc có nguồn gốc ở đảo, do được nuôi ở một môi trường tương đối thoáng hơn so với đất liền, đa số là nuôi thả, thức ăn quen thuộc với cá biển và có thể chưa được tiêm ngừa những bệnh truyền nhiễm (bệnh Carré, bệnh do Parvovirus…). Vì thế khi muốn đem chó từ đảo về đất liền nếu khách du lịch đi chơi vài ngày thì tốt nhất là nhờ nhân viên thú y tiêm ngừa những bệnh truyền nhiễm cho chó tối thiểu 10 ngày trước khi đem chó về và cũng phải cấp VitaminC trước khi vận chuyển như đã nói ở trên. Ngược lại nếu không kịp tiêm ngừa vaccin thì khi mang về nhớ cho chó ăn thức ăn gần giống với thức ăn trước đó để chó quen dần và trong vòng 7 ngày sau nếu chó vẫn bình thường thì nên tiêm ngừa cho chó nếu đã đến tuổi tiêm ngừa. Không được nuôi nhốt liên tục mà thỉnh thoảng phải dẫn chó ra ngoài vận động.