(Intervals for puppy feeding depending on age)
Nếu vì một lý do nào đó (thiếu thời gian chăm sóc hoặc do hiểu biết không tường tận) mà chủ nuôi không tận dụng giai đoạn hấp dẫn (thường kéo dài từ 3 đến 9 tuần) để giúp chú chó làm quen với môi trường sống tương lai của nó, thì rất khó sửa các thói quen xấu của nó về sau.
- Nếu chó là vật nuôi: tạo thuận lợi giao tiếp với chủ tương lai (đặc biệt là trẻ con), với các vật nuôi khác mà chó sẽ tiếp xúc và với những đối tượng mà nó sẽ phải đối xử tốt (người đưa thư, mèo, cừu, v.v)
- Tập cho chó quen với những kích thích mà nó sẽ gặp phải (tiếng động, mùi quần áo, xe hơi, máy bay…)
- Củng cố tôn ti trật tự, sự nghe lời bằng cách bắt chó ở các tư thế phục tùng ( giữ phần lưng chó hoặc nắm phần da ở cổ) nếu cần thiết.
- Cũng với cách này, có thể rèn cho chó những hành vi mong muốn và loại bỏ những hành vi không mong muốn.
- Tạo cơ hội cho chó con chơi với nhau và rèn những con chưa biết điều khiển sức mạnh khi cắn bạn.
- Quan sát hành vi của chó con để lựa chọn chủ tương lai cho phù hợp với tính cách của từng con. Các con có tính cách trội hơn, lấn lướt hơn sẽ dễ được phát hiện trong thời gian này qua các trò chơi quan sát, bắt chước hành vi sinh lý và ưu tiên khi cho ăn.
- Củng cố tôn ti trật tự, sự nghe lời bằng cách bắt chó ở các tư thế phục tùng ( giữ phần lưng chó hoặc nắm phần da ở cổ) nếu cần thiết.
- Cũng với cách này, có thể rèn cho chó những hành vi mong muốn và loại bỏ những hành vi không mong muốn.
- Tạo cơ hội cho chó con chơi với nhau và rèn những con chưa biết điều khiển sức mạnh khi cắn bạn.
- Quan sát hành vi của chó con để lựa chọn chủ tương lai cho phù hợp với tính cách của từng con. Các con có tính cách trội hơn, lấn lướt hơn sẽ dễ được phát hiện trong thời gian này qua các trò chơi quan sát, bắt chước hành vi sinh lý và ưu tiên khi cho ăn.
Rất nhiều tài năng "tự nhiên" sẽ được hình thành trong thời gian này, đặc biệt nếu chó mẹ đã được tập cho quen với những kích thích này và có thể tạo cảm giác yên tâm, xoa dịu đối với lứa con của nó trong giai đoạn chúng dễ bị ác cảm, e sợ chung quanh.
Vì những lý do trên, người ta thường khuyên nên bán chó con trong 2 thời kỳ sau :
- Bán sớm vào tuần thứ 7, nếu chủ nuôi là một chuyên gia về huấn luyện chó trong giai đoạn đầu và mong muốn có một chú chó "dễ bảo"
- Bán trễ hơn, vào cuối giai đoạn ác cảm (12 tuần tuổi), nếu người mới bắt đầu nuôi chó muốn một chú chó theo dạng "chìa khóa trao tay", tức là đã được huấn luyện để sẵn sàng hòa nhập vào xã hội bởi một chuyên gia.
Trong tất cả mọi trường hợp, rất cần thiết để hướng chủ nuôi tương lai đến một con chó con có thể đáp ứng được nhu cầu của người đó (so sánh với Những Đánh Giá Về Hành Vi của Campbell) và cung cấp những lời khuyên về quá trình hòa nhập, và điều này cần phải do một BS Thú Y xác nhận lại trong thời kỳ kiểm tra trước khi bán chó. Để tránh trường hợp con chó trở nên quá gắn bó với chủ (điều này có thể dẫn đến việc chó phá phách nhà cửa khi bị bỏ ở nhà một mình), cần nhớ rằng chó con có khuynh hướng tách ra khỏi chó mẹ vào thời điểm trước dậy thì.
Quá trình tăng trưởng của chó con (The Growing Puppy)
Có một điều mà ai cũng đồng ý là giai đoạn tăng trưởng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với chó con, vì giai đoạn này ảnh hưởng đến đời sống của chó, cũng như bao gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau với nhiều rủi ro về bệnh lý - đặc biệt giai đoạn sau cai sữa là thời kỳ mạnh mẽ nhất. Đây là một giai đoạn đặc biệt quan trọng vì trong thời gian này, nhiều yêu cầu đối với chó con cần được đáp ứng (nhu cầu dinh dưỡng, tim ngừa vắc-xin lần đầu, sự phát triển hành vi). Những yêu cầu này ảnh hưởng đến :
- Sự tăng trưởng (việc tăng trọng-quyết định trọng lượng khi trưởng thành) và tỉ lệ tăng trưởng (tăng trọng tính trên một đơn vị thời gian).
- Sự phát triển (sự tiếp nhận và thích nghi với các đặc điểm tính cách của chó trưởng thành)trong mối liên hệ với độ tuổi của chó (tức là tỉ lệ phát triển chó trưởng thành về mặt sinh lý với tốc độ nhanh hơn hay chậm hơn).
Chó con cũng thường được nhận nuôi và tách khỏi mẹ vào đầu giai đoạn này. Điều này thường dẫn đến nhiều thay đổi trong chế độ ăn uống, cách sống và các mối dây liên hệ.
Mặc dù sự tăng trưởng của chó vẫn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của BS Thú Y và người gây giống, đến nay vẫn còn rất ít thông tin được phổ biến về cách thức chó phát triển cũng như các đặc điểm tiêu biểu của chó.
Nhằm cung cấp một số hướng dẫn thực tế về cách theo dõi, trên hết là nhằm thiết kế những chế độ cho ăn hợp lý, năm 1996 Giáo sư Lucile Martin ở Trường Thú Y Quốc Gia tại Nantes (Pháp) đã đua ra một cách tiếp cận thực tế về việc xác định biểu đồ tăng trưởng cho chó con. Cách tiếp cận này tỏ ra rất thú vị đối với giống German Shepherd Dog.
Sự tăng trưởng của chó có thể được biểu diễn bằng một hàm toán học, một đồ thị biểu diễn yếu tố thời gian; trong đó, thời điểm bắt đầu là khi chó mới sinh.
Theo lý thuyết, đồ thị này là một đường cong hình xic-ma với hai khoảng lõm ngược hướng được phân cách bởi một điểm uốn thể hiện độ tuổi mà tại đó sự tăng trọng diễn ra nhanh nhất, tương ứng với tuổi dậy thì. Nghiên cứu đường cong xic-ma này, ta nhận ra sự tăng trưởng của chó con trải qua 3 thời kỳ liên tiếp như sau :
- Giai đoạn đầu, kéo dài đến điểm uốn trên đường cong (tuổi dậy thì), được xem là giai đoạn "tự tăng tốc" ; số cân nặng tăng thêm ngày hôm sau luôn lớn hơn ngày hôm trước. Theo ngôn ngữ toán học, đạo hàm của đường cong tăng trọng giống như một đường cong hình chuông biểu hiện số cân nặng tăng thêm của mỗi ngày, với điểm cao nhất chính là điểm kết thúc của giai đoạn tăng trọng mãnh liệt này.
- Giai đoạn giữa, tiếp theo điểm uốn, được gọi là giai đoạn "tự giảm dần"; sự tăng trọng vẫn diễn ra mạnh mẽ nhưng biên độ (số cân tăng thêm)giảm dần từng ngày.
- Giai đoạn cuối, là phần cuối trên đường cong tăng trọng; lúc này chó con dần đạt đến kích thước và trọng lượng của chó trưởng thành với một tốc độ chậm hơn trước rất nhiều.
Người ta cũng hiểu rõ vì sao đối với giống chó có kích thước lớn và thời gian tăng trọng dài như chó Berger (thường được gọi là giống chó "phát triển trể", trái ngược với các giống phát triển sớm, như các giống chó nhỏ), các sai lầm về chế độ dinh dưỡng (quá nhiều thức ăn, không đủ can-xi hoặc mất cân bằng giữa phốt-pho và can-xi) xảy ra trong giai đoạn đầu đời thường có hại đến sự phát triển thể chất ở chó về sau.
Việc xác định đường cong tăng trưởng mong muốn (về trọng lượng và vóc dáng) cho một chú Berger con vì thế đòi hỏi phải thành lập một công thức toán học và thu thập nhiều loại dữ liệu mà người gây giống (Khiêm TN hiện nay đang đảm trách nhiệm vụ quan trọng này trong gsdv) thường hiếm khi lưu giữ. Đường cong tăng trọng này, sau khi được xác định, sẽ rất có ích cho người nuôi trong việc :
Người ta cũng hiểu rõ vì sao đối với giống chó có kích thước lớn và thời gian tăng trọng dài như chó Berger (thường được gọi là giống chó "phát triển trể", trái ngược với các giống phát triển sớm, như các giống chó nhỏ), các sai lầm về chế độ dinh dưỡng (quá nhiều thức ăn, không đủ can-xi hoặc mất cân bằng giữa phốt-pho và can-xi) xảy ra trong giai đoạn đầu đời thường có hại đến sự phát triển thể chất ở chó về sau.
Việc xác định đường cong tăng trưởng mong muốn (về trọng lượng và vóc dáng) cho một chú Berger con vì thế đòi hỏi phải thành lập một công thức toán học và thu thập nhiều loại dữ liệu mà người gây giống (Khiêm TN hiện nay đang đảm trách nhiệm vụ quan trọng này trong gsdv) thường hiếm khi lưu giữ. Đường cong tăng trọng này, sau khi được xác định, sẽ rất có ích cho người nuôi trong việc :
- Dự báo kích cỡ của chó con khi trưởng thành ;
- Theo dõi sự phát triển đều của chó và có khả năng xử lý các vấn đề tăng trưởng tiềm ẩn thậm chí trước khi có biểu hiện lâm sàng;
- Biết được thời gian nào sẽ cần sự theo dõi kỹ hơn của người gây giống hoặc chủ nuôi.
Cho tới nay, các nhà nghiên cứu đã phát triển được nhiều công thức toán học sử dụng dữ liệu được thu thập trong thực tế, được công bố trong nhiều ấn bản về giống chó Berger Đức.
Các công thức dự báo trọng lượng
Công thức Fuhrer và Grandjean (1986) : P=16,08 ln(t) - 6,44
P = trọng lượng trưởng thành dự kiến (kg)
t = độ tuổi (tháng)
ln(t) = hàm logarit tự nhiên (Nê-pê) theo t
Công thức Aguilar (1983) : t=3,74 ln (P) -1,51 ln(Pmax - P) - 0,66
Pmax = trọng lượng trưởng thành (kg)
P = trọng lượng tại độ tuổi t (kg)
t = độ tuổi (tháng)
Công thức Gompertz (1988) : P= 11 x e1,1524 x (1 – e-0,3393t)
P= trọng lượng trưởng thành dự kiến (kg)
e = 2,71128…, là hằng số Euler
Các công thức dự báo chiều cao tính đến u vai
Công thức Kirkwood (1985) : H= 14,98 ln(t) + 27,55
H = chiều cao trưởng thành (cm)
t= độ tuổi (tháng)
Công thức Kirkwood (1985) : H= 14,98 ln(t) + 27,55
H = chiều cao trưởng thành (cm)
t= độ tuổi (tháng)
Công thức Aguilar (1983): t= 10,4 ln(H) – 1,73 ln(Hmax – H) – 29,76
Hmax = chiều cao trưởng thành (cm)
H = chiều cao tại độ tuổi t (cm)
t= độ tuổi (tháng)
Công thức Gompertz (1988): H = 40,4426 x e0,5057 x (1 – e-0,3699t)
H = chiều cao trưởng thành dự kiến (cm)
t= độ tuổi (tháng)
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DAG (LƯỢNG TĂNG TRỌNG TRUNG BÌNH MỖi NGÀY)
DEVELOPMENT OF "DAILY AVERAGE GAIN" (THE PUPPY'S DAILY WEIGHT OR DAG)
SAU KHI CAI SỮA, ĐỐI VỚI 4 GIỐNG CHÓ CÓ KÍCH CỠ KHÁC NHAU:
1. Beagle (chó săn thỏ) 2. Pointer (chó săn chỉ điểm)
3. German Shepherd (Berger Đức) 4. German Mastiff (chó Mastiff tai cụp Đức)
DAG sau khi cai sữa * :
1.Giống chó nhỏ 20g/ngày 15 6g/kg so với trọng lượng trưởng thành
2.Giống chó trung bình 60g/ngày 15 5g/kg so với trọng lượng trưởng thành
3.Giống chó lớn 130g/ngày 15 4g/kg so với trọng lượng trưởng thành
4.Giống chó siêu lớn 160g/ngày 15 3g/kg so với trọng lượng trưởng thành
* DAG dự đoán sau khi cai sữa, được tính dựa trên trọng lượng trưởng thành (kg). Ví dụ, đối với một chú berger con, DAG sau khi cai sữa sẽ là 4g x 35 (trọng lượng trưởng thành mong muốn) = 140g/ngày.
ĐƯỜNG CONG TĂNG TRỌNG ĐỐI VỚI CÁC GIỐNG CHÓ KHÁC NHAU
- Great Dane - Chow chow
- German Shepherd - Beagle
- Setter - Fox terrier
- Collie - Pekingese
Việc sử dụng những công thức này cho phép suy luận những thông tin thú vị về chó Berger :
- Chó con tăng trọng mạnh nhất là ở độ tuổi khoảng 3 tháng rưỡi, khi đó trọng lượng đạt khoảng 12-13kg và cao 16-17cm tính đến u vai.
- Chó con phát triển về chiều cao mạnh nhất là ở độ tuổi 1 tháng rưỡi
Gần đây , GS Martin đã đề xuất một cách dự đoán kích thước trưởng thành của chó Berger dựa trên cân nặng trưởng thành dự đoán được tính theo công thức Fuhreh và Grandjean như sau :
Kích thước trưởng thành (cm) = 17,76 x (trọng lượng trưởng thành dự đoán) 0,36
Tóm lại, một điều thật thú vị và cũng rất quan trọng là chó Berger có sự tăng trọng chậm hơn và trong khoảng thời gian ngắn hơn các giống chó Newfoundland, Terrier hoặc Labrador. Ngược lại, chó Berger lại nằm trong số các loài chó có sự tăng trưởng về tầm vóc, chiều cao nhanh nhất, cùng với loài Boxer, mặc dù tiềm năng phát triển của Berger không bằng.
Tuổi trưởng thành ( Adult age)
Theo thuật ngữ sinh học, đối với giống chó Berger, tuổi trưởng thành là giai đoạn phát triển bắt đầu từ khi chó được 14 đến 16 tháng tuổi đến trước giai đoạn "hoàn thiện" (6 tuổi), còn được xem là điềm báo trước sang tuổi già đi. Nhưng nếu xem xét dưới góc độ hành vi, chúng ta phải công nhận rằng chó Berger chỉ thực sự đạt đến tuổi trưởng thành từ sau 2 năm tuổi… và nhiều người thậm chí cho rằng còn chậm hơn thế !
Các biểu hiện như trung thành, cống hiến hết mình với chủ, lúc nào cũng muốn chơi đùa, phục vụ chủ và muốn được quan tâm cho thấy Berger suốt đời vẫn giống như chó con vậy, và như thế chúng lại trở nên đáng yêu hơn đối với những người xung quanh.
Mọi người nuôi chó Berger đều thường nói câu :"nhưng chắc có lẽ một ngày nào đó nó sẽ lớn lên" về con chó yêu của mình.
Vì vậy, giai đoạn từ 2 đến 6 tuổi này không có một đặc điểm sinh học đặc biệt nào.
Chú chó của chúng ta đang cân đối, khỏe mạnh và đầy sức sống nhất. Có lẽ là quá nhiều, bởi vì ngoài các yếu tố vệ sinh hằng ngày mà người nuôi gặp phải, hầu như ai cũng quên là tuổi thọ của chó được quyết định vào chính giai đoạn này, khi mà mọi thứ đều diễn ra tốt đẹp. Tận dụng các cách phòng bệnh (tiêm ngừa vắc-xin, tẩy giun sán, chế độ dinh dưỡng tốt) mà khoa học thú y cung cấp một cách thường xuyên là một chuyện, nhưng chủ nuôi cũng cần quan tâm đến việc kiểm soát các nguy cơ xuất hiện trong tương lai. Có thể là hơi cường điệu, nhưng có người cho rằng quá trình lão hoá của bất kỳ sinh vật nào cũng bắt đầu khi mới sinh. Do đó, chủ nuôi cần áp dụng các biện pháp cần thiết ngay ở độ tuổi này để kiểm soát và phòng ngừa những bệnh thường hay xuất hiện ở tuổi già. Để thực hiện điều này, ta cần lưu ý 2 yếu tố quan trọng sau :
- Thường xuyên kiểm tra phát hiện bệnh kể từ lúc mới sinh (dù chưa biểu hiện lâm sàn) bằng cách cho chó kiểm tra sức khỏe định kỳ 2 lần mỗi năm bởi BS Thú Y. Ngooài ra, chó cần được chữa trị kịp thời khi mắc bệnh
- Cho chó Berger ăn các loại thức ăn có tác dụng ngăn ngừa những bệnh mà giống chó này dễ mắc phải.
Chỉ khi nào những biện pháp trên được thực hiện, chủ nuôi mới có thể giúp tăng tuổi thọ cho chó của mình bằng cách bảo vệ sức khỏe và sức sống của nó, trước khi quá muộn.
Trước khi chuyển sang tuổi già : thời kỳ hoàn thiện (Before old age : maturity)
Trước khi chuyển sang tuổi già, chó trải qua giai đoạn được gọi là "hoàn thiện" ; đây giống như giai đoạn 2 của tuổi trưởng thành (để đơn giản, ta có thể gọi "giai đoạn 1" - từ khi kết thúc tăng trưởng đến thời kỳ hoàn thiện, và "giai đoạn 2" - thời kỳ ngay trước khi chuyển sang tuổi già). Giai đoạn hoàn thiện là khi chú chó đang ở đỉnh cao trong cuộc đời của nó, và các biến đổi tế bào - điềm báo tuổi già, mà mắt thường vẫn chưa nhìn thấy, đang bắt đầu diễn ra.
Lão hóa là một quá trình sinh học liên tục, thực ra bắt đầu ngay khi chú chó vừa chào đời và kéo dài đến khi chết. Đối với loài động vật nào cũng vậy, sự lão hóa diễn ra mạnh mẽ hơn cả trong giai đoạn hoàn thiện, và nó là nguyên nhân của những thay đổi về tế bào, sự trao đổi chất và các cơ quan trong cơ thể. Tầm quan trọng của sự lão hóa rất dễ nhận thấy ở chó, mà chó Berger là một ví dụ.
Sự phát triển về cân nặng của 1 chó Berger cái cân nặng 32 kg khi trưởng thành ( trái)
(DEVELOPMENT OF WEIGHT IN A GERMAN SHEPHERD FEMALE WEIGING 32 KG AT ADULT AGE)
Sự phát triển về cân nặng của 1 chó Berger đực cân nặng 36 kg khi trưởng thành (phải)
(DEVELOPMENT OF WEIGHT IN A GERMAN SHEPHERD MALE WEIGING 36 KG AT ADULT AGE)
Trong những thay đổi này, quan trọng nhất chính là sự gia tăng độ biến thiên trong một mẫu khảo sát cho trước; ví dụ, giống Berger, mặc dù về bản chất chúng khá đồng nhất. Vì thế cần thiết phải có một cách tiếp cận tỉnh táo khi xem xét các xu hướng chung dựa trên những trị trung bình, bởi vì nếu các thử nghiệm lâm sàn cho thấy nhiều quá trình sinh học trong cơ thể một con chó trưởng thành đang chậm lại, thì rất có thể những tình trạng bệnh lý thỉnh thoảng hay xảy ra ở chó lại chính là nguyên nhân. Hơn nữa, sự xuất hiện của nhiều thuyết sinh lý học dựa trên cái được gọi là "các chức năng hỗn loạn" đã cho thấy những gì mà các tài năng y học đã đóng góp vào việc nghiên cứu quá trình lão hóa. Cụ thể là, theo họ, lão hóa chỉ đơn giản là hậu quả của một trục trặc nào đó trong một hệ thống tự động và trật tự của cơ thể sống. Điều này muốn nói đến các yếu tố tình cờ có tác dụng điều chỉnh nhịp điệu bình thường của các cơ quan trong cơ thể. Tuy nhiên, nghịch lý là ở chổ một trái tim trẻ khỏe có thể có những hoạt động lộn xộn hơn nhiều so với một trái tim đang già đi. Sự lão hóa thường đi kèm với một cơ chế hoạt động ổn định hơn, mặc dù đây không nhất thiết là một quy luật chung.
Vì thế, trước khi thực sự già đi, chó Berger đạt đến giai đoạn hoàn thiện, mà theo một quan điểm thì giai đoạn này đánh dấu sự biến đổi thực sự của cơ thể từ "đang lớn" sang tình trạng "già đi".
Trong khi lão hóa là một quy luật không thể đảo ngược và đã có nhiều lý thuyết nghiên cứu về nó, giờ đây người ta đã hiểu rõ hơn về một số hệ quả của quá trình lão hóa liên quan đến tế bào, các cơ quan trong cơ thể, hành vi và giác quan. Một hiểu biết tốt về các hệ quả này sẽ giúp người nuôi Berger cải thiện tình trạng sức khỏe toàn diện của chó, và để đạt được mục đích này, rất cần một chế độ ăn uống hợp lý để giảm bớt tác hại của những yếu tố làm tăng quá trình lão hóa bình thường. Khi nói về một con chó Berger trưởng thành, người ta thường có ý chỉ giai đoạn khi chó được 6 tuổi và kết thúc khi con chó đã thực sự già đi - khoảng 8 tuổi. Những thay đổi xuất hiện sau đó sẽ dần làm tăng nguy cơ mắc bệnh và bị stress của chó. Người ta cũng đã nhận biết được rằng, đối với chó từ 6 tuổi trở lên, nguy cơ chết tăng gấp đôi mỗi năm hoặc mỗi 2 năm, tùy theo sức sống của mỗi con. Cùng với tuổi tác là một sự suy giảm rỏ rệt về sức mạnh của cơ thể, làm cho chó trở nên dễ tổn thương hơn đối với mọi loại stress trong khi hệ miễn dịch đối với các bệnh truyền nhiễm và các động vật ký sinh đã giảm sút. Do đó, người nuôi cần áp dụng mọi biện pháp cần thiết để phát hiện và ngăn ngừa các nguy cơ cũng như để đảm bảo một chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Quá trình lão hóa và các hệ quả của nó (Ageing and its consequences)
Trong vòng 20 năm trở lại đây, lão hóa ở chó đã trở thành một lĩnh vực được sự quan tâm đặc biệt của các bác sỹ thú y và các nhà sinh vật học, và thậm chí đã dẫn đến sự ra đời của một ngành mới trong khoa học thú y : lão khoa (geriatrics). GSD cũng không là ngoại lệ, và bởi vì đây là một loài đặc thù trong thế giới khuyển, và vì vậy chúng đáng được hưởng sự quan tâm đặc biệt.
Tuổi thọ của GSD.
Nhiều nghiên cứu mới đây đã chứng minh được tác động của kích thước cơ thể của chó đối với tuổi thọ. Thật không may cho GSD, tuổi thọ của nó tỷ lệ nghịch với kích thước cơ thể : vì thế trong các giống chó thì loài German Mastiff có tuổi thọ thấp nhất, trong khi loài chó nhỏ toy poodle lại sống lâu hơn được vài năm. Các nhà nghiên cứu đã phân chia chó thành 2 nhóm - nhóm nguy cơ cao và nhóm nguy cơ thấp, xét về tuổi thọ của chúng.
CHINH-ALASKA(GSDV)