Home » , , » Tập Tính Và Sinh Lý Của Heo / Habits and physiology of hog

Tập Tính Và Sinh Lý Của Heo / Habits and physiology of hog

Written By Chăn Nuôi on Tuesday, May 7, 2013 | 8:38 PM

     Biết được tập tính và sinh lý của heo, bạn mới hình dung rõ môi trường nuôi dưỡng, thức ăn và mức dinh dưỡng trong thức ăn ảnh hưởng quan trọng thế nào đối với sự phát triển và sản xuất của heo. Bạn sẽ hiểu tại sao phải cho heo con sử dụng mức dinh dưỡng khác với heo trưởng thành, tại sao nuôi heo thịt khác với nuôi heo đẻ....
1. Tập tính heo
1.1. Nuôi con không tốt
a. Lơ đễnh sau khi sinh: Heo con dùng khứu giác trong bóng tối để tìm đến vú mẹ
b. Không liếm heo con mới sinh: Các loài có vú thường liếm con mới sinh
c. Cho bú thoải mái: Các loài động vật đa thai thường cho con bú thoải mái (dẩn đến không công bằng cho heo con trong bầy)
d. Không cho nằm ở khu vực bụng ấm áp: Không ôm con, không liếm, không cho nằm bên cạnh, không cho đi theo.
Tham khảo: sau khi sinh
- Ôm con: loài linh trưởng kể cả người
- Thúc đẩy, dựng con đứng: đa số động vật ăn thịt
- Nằm bên cạnh: động vật ăn thịt nhỏ
- Đi theo: Đa số động vật ăn cỏ
Kết luận 
      Nái sau khi sinh thường hay lơ đễnh không liếm heo con nên ta phải tự lau sạch chúng.
Những heo con yếu hơn heo bình thường nhanh chóng cho bú sữa đầu.
Heo không đủ độ ấm nên phải  điều chỉnh nhiệt độ phù hợp. Thân nhiệt khi mới sinh là 37~380C.Vì heo mẹ không sưởi ấm nên cần phải cung cấp nhiệt đầy đủ.
Cung cấp nhiệt đầy đủ: rất quan trọng
1.2. Sáng và tối
      Heo là loài vật rất nhát nên chỗ bú sữa (cũng như ăn cám) và chỗ ngủ phải tối vì heo cảm thấy an toàn. Khi heo bài tiết hoặc chơi đùa heo thường chọn chỗ sáng.
Tập thói quen bài tiết cho heo từ khi ở trại đẻ
Không nên lắp đèn ở giữa đường đi phía đầu heo. Vì khu vực này sáng heo con theo mẹ sẽ nghĩ là nơi bài tiết nên khu vực máng ăn sẽ rất dơ.
Nên lắp đèn ở giữa đường đi phía sau của heo. Nó sẽ tạo thành thói quen đi vệ sinh đúng chỗ như nái.
      Nếu heo con được huấn luyện đầy đủ về khu vực sáng và tối, khi chuyển qua các trại cai sữa và thịt thì chuồng ít bị dơ hơn. Vì vậy khi thiết kế chuồng trại và ánh sáng phải cẩn trọng.
Lồng úm heo
      Lồng úm heo hoạt động tốt nhất vào mùa nóng vì nhiệt độ phù hợp cho nái và heo con có sự chênh lệch rất lớn.
Vị trí của nơi phát ra nguồn nhiệt: vào mùa nóng không cho nguồn nhiệt ảnh hưởng tới nái. Mùa lạnh tạo sự ấp ám cho khu vực xung quanh.
1.3. Đặc tính hành động
Tỷ lệ các hành động trong ngày:
Tóm tại thời gian ăn và ngủ chiếm tới 80% (19 tiếng) vì vậy cần tạo cho heo chỗ nghĩ yên tĩnh.
2. Đặc tính sinh lý
2.1. Động vật đa thai có khả năng sinh sản cao
- Lớn nhanh, dễ nuôi dưỡng, thân thiện với người. Nên được chọn làm gia súc nuôi
- Là loài rất nhát: cần quản lý kĩ
- Khứu giác rất phát triển: cần chú ý khi ghép bầy
- Thường tạo thành một bầy ( 12~15 con): chú ý khi di chuyển.
- Mũi và hàm dưới: Mũi heo có sức mạnh giống như xe ủi đất và hàm dưới đóng vai trò như một cái muỗng.
2.2. Phát triển nhanh
Heo tăng trưởng rất nhanh. Nhưng mỗi lần bị tiêu chảy heo tăng trưởng rất chậm 


2.3. Heo sơ sinh
Nhanh chóng cho bú sữa đầu - khắc phục được tiêu chảy và nhiễm bệnh:
     Trong sữa đầu có các chất kháng thể các loại vi khuẩn, virus, độc tố được nái truyền sang. Heo con khi bú sữa đầu sẽ nhận được kháng thể nhằm chống lại các loại dịch bệnh.Nếu không được bú sữa đầu thì khi mới sinh  heo con sẽ không có khả năng tạo ra kháng thể cho mình.
Thành công hay thất bại phụ thuộc vào 12 tiếng đầu sau khi sinh:
     Đây là khoảng thời gian ruột non hấp thụ globulin. Sau khi sinh, trong vòng 12 tiếng tất cả heo con phải được bú sữa đầu.
Nhiệt độ ảnh hưởng tới tốc độ phát triển:
     Nhiệt độ cao: thông thường khi nhiệt độ từ 25~30oC thì thân nhiệt bắt đầu tăng. Nó sẽ ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Tuy nhiên, tùy theo ngày tuổi của heo mà phạm vi nhiệt độ thích ứng cũng khác nhau.
     Nhiệt độ lạnh: Nhiều gia súc thích ứng với nhiệt độ lạnh, so với nhiệt độ cao ít bị ảnh hưởng. Tuy nhiên heo con mới sinh nếu bị lạnh sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển và khả năng hồi phục sẽ chậm.
2.4. Quản lý nái
Nái dễ bị táo bón:
      Heo thường mệt mỏi khi sinh nên không ăn cám. Nước cũng không uống. Nên dễ bị sốt khi đẻ và không đứng dậy được.
Khắc phục: Vào ngày đẻ cho ăn ít cám hoặc không cho ăn. Cho heo đứng dậy khi đi vệ sinh.
Nguyên nhân gây giảm tỷ lệ đẻ (vào mùa nóng:)
Trứng không được thụ tinh. Nguyên nhân do heo đực – kiểm tra trạng thái tinh trùng
Trứng thụ tinh không phát triển. Do sau khi phối đến 14 ngày nhiệt độ trên 30 độ, khiến quá trình phát triển thai nhi không tốt, thai bị chết số lượng con giảm
Trại đẻ nên để hơi tối :
       Nếu để tập heo con đi bài tiết đúng chỗ thì khu vực đó có thể lắp thêm đèn. Chỉ lắp đèn khu vực cần thiết không nên để ảnh hưởng khu vực xung quanh.
Sau khi cai sữa cần chuyển sang chỗ sáng hơn:
Nếu cần thiết có thể mở đèn 24 tiếng. Nói tóm lại là kéo dài thời gian chiếu sáng.
Sử dụng các loại đèn có ánh sáng nhẹ (không chói) không sử dụng máng đèn.
Ánh sáng giúp rút ngắn thời gian lên giống lại.
Chia sẻ bài viết: :
 
Thiết kế bởi: Free Blogger Templates | VNBLOGGER | Thư viện Online | Tin khuyến mại | Sổ tay Online Xem Phim: Phim Ánh Trăng
Copyright © 2016. Nông Nghiệp - By Blogger.com