Heo mẹ khỏe mạnh và heo con cũng khỏe mạnh là điều mà tự bản thân chúng không thực hiện được. Để thành công trong việc nuôi heo thì cần có sự nỗ lực nghiên cứu, tìm tòi của các nhà chăn nuôi. Tác giả bài viết này muốn thông qua một tạp chí nổi tiếng về chuyên môn để đề cập đến nhiều vấn đề cần chú ý về tuyến vú phát triển của heo nái trong thời mang thai. Muốn đạt hiệu quả cao trong việc nuôi heo thì phải chăm sóc đàn heo sinh trưởng thật khỏe mạnh, tạo điều kiện cho khả năng giao phối, sinh sản và khả năng tiết ra nhiều sữa. Theo dõi tốt quá trình tuyến vú tiết sữa thời kỳ mang thai là điều cốt lõi rất cần thiết. Bằng khả năng khiêm tốn của mình tôi xin giới thiệu bài viết nhằm cung cấp thêm chút kiến thức góp phần thành công cho việc nuôi heo của quý vị.
1. Điều kiện khắc phục các bệnh sau cai sữa (PRRS, PMWS, PED, PDNS) và liên quan tuyến vú phát triển.
1. Điều kiện khắc phục các bệnh sau cai sữa (PRRS, PMWS, PED, PDNS) và liên quan tuyến vú phát triển.
Muốn khắc phục 4P, về mặt chăm sóc và vấn đề dinh dưỡng ta phải có 3 điều kiện cần thiết sau:
Thứ nhất: Tăng thể trọng cho heo từ lúc sinh ra (từ 1.2kg trở lên).
Thứ hai: Tăng thể trọng cho heo thời kỳ cai sữa (6 kg trở lên)
Thứ ba: Heo con cai sữa phải ăn được nhiều
Để đạt được tiêu chuẩn như vậy thì nguồn sữa của heo mẹ phải có chất lượng tốt.
2. Lý do phải tăng thể trọng cho heo con từ lúc sinh ra
Thời gian bú sữa của heo con liên tục trong ngày, bú với lượng sữa nhiều. Heo mẹ khỏe mạnh thì sẽ tiết ra nguồn sữa chất lượng cao đó là món quà quý giá cho heo con. Thời kỳ đầu của heo con sữa là nguồn dinh dưỡng có lợi nhất. Thời kỳ này lượng sữa chất lượng tốt được hấp thụ sẽ tạo điều kiện cơ thể kháng sinh tốt. Vì thế cần tạo điều kiện để heo bú sữa được an toàn, bú khỏe và ăn được nhiều. Thể trọng lúc sinh ra càng khỏe thì giai đoạn trưởng thành sau này sẽ nhanh và thể trọng lúc cai sữa cũng tốt.
3. Tăng thể trọng cho heo từ khi sinh
Giai đoạn cuối của thai kỳ là giai đoạn heo con tăng trưởng nhanh nhất (sau 95 ngày của thai kỳ) vì vậy tăng thêm lượng thức ăn cho heo mẹ thật cần thiết. Giai đoạn này ai cũng có thể theo dõi được. Nhưng nếu cung cấp lượng thức ăn quá nhiều, heo con sẽ to quá cũng có thể phát sinh vấn đề làm heo mẹ khó sinh, và nếu cho ăn ít quá thì heo mẹ lại không đủ sức sinh, vấn đề này còn nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, tránh tình trạng cho ăn quá nhiều rồi heo không ăn hết, sau đó lại giảm lượng dẫn đến thiếu và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của heo. Điều này dễ dẫn tới triệu chứng MMA do vi lượng khoáng chất nuôi tử cung thiếu. Nếu độ rộng của tử cung không tốt thì trọng lượng sơ sinh sẽ giảm.
4. Tăng thể trọng cho heo thời kỳ cai sữa
Phải nuôi dưỡng duy trì thể trạng thật tốt, thể trạng nái cũng giống như người. Không chỉ duy trì thể trạng tốt mà khả năng sinh sản, khả năng tiết sữa cũng phải tốt. Muốn heo tiết sữa ngon ngọt thì phải nuôi dưỡng heo có bầu vú phát triển hoàn thiện. Bầu vú căng tròn sẽ tiết ra nguồn sữa dồi dào kích thích heo con bú khỏe hơn.
5. Chú ý chăm sóc chu đáo thời kỳ tuyến vú phát triển
Tất cả các con heo nái khi cấn thai đều phát triển tuyến vú và khi heo con trong bụng bắt đầu hình thành hình dáng thì tuyến vú to thêm. Thời điểm này thường là lúc mang thai từ 70~90 ngày, cũng có thể gọi là thời kỳ tuyến vú phát triển. Đồng thời, nếu hấp thụ thức ăn chứa nguồn năng lượng phong phú sẽ làm các mô mỡ phát triển trong các tế bào của tuyến vú làm tuyến vú căng đầy và chuyển hóa các chất khác tạo thành chất dinh dưỡng có trong sữa. Giảm lượng thức ăn nhưng cũng phải ở mức duy trì năng lượng cần thiết để nuôi dưỡng thể lực cho heo mẹ. Theo dõi và tiến hành liên tục trong 3 tuần sẽ thấy sự thay đổi chiều hướng có lợi. Giảm lượng thức ăn cũng có thể phát sinh vấn đề như lông dài ra và xù lên, kèm theo chứng táo bón nhưng cũng không gây hại gì nhiều. Lượng cholesterol tăng lên tạo điều kiện phát triển hoàn chỉnh cho tuyến vú. Nếu điều tiết được lượng dinh dưỡng hấp thụ thì sẽ nuôi dưỡng bầu vú hình thành theo dạng hình chiếc phễu thuận lợi cho heo con bú sữa sau này.
6. Cách thức cung cấp thức ăn cho heo thời kỳ mang thai được tiến hành theo hình thái nào?
Tuy có sự khác biệt cám ở từng công ty thức ăn gia súc nhưng trong thời kỳ đầu mang thai (30 ngày đầu) nên cho ăn ít năng lượng để tạo sự an toàn cho heo con, cho ăn khoảng 1.8~2.0 kg/ngày, thời gian từ 30~70 ngày cho ăn khoảng 2.4 kg dựa theo thể trạng của nái. Sau đó đến thời kỳ tuyến vú heo mẹ phát triển, tức lúc bào thai được 70~95 ngày ta điều chỉnh lượng dinh dưỡng xuống 1.8 kg/ngày. Giai đoạn này nhất định phải cho ăn giảm đi. Đến thời kỳ cuối, thai được hơn 95 ngày (tùy theo số lần đẻ) của heo mà tăng thêm lượng thức ăn khoảng 3.0~3.5 kg, trước khi sinh 5 ngày lại điều chỉnh giảm đi một lượng nhỏ cho phù hơp với trạng thái cơ thể heo mẹ.
7. Ưu điểm của heo mẹ có tuyến vú phát triển tốt
Thứ nhất sau khi sinh sẽ tiết ra nhiều sữa non. Thứ hai là luôn có cảm giác thèm ăn nên sẽ hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng. Đó là sự thật hiển nhiên bởi do thời kỳ giữa mang thai lượng cám ăn ít nên khi nuôi con so với cho ăn ít với ăn nhiều có sự chênh lệch rất lớn. Nhiều trại đã cố gắng cho nái nuôi con ăn nhiều như cho ăn ngày 3-4 lần heo vẫn không ăn. Do đó nửa cuối kỳ giữa mang thai nên giảm lượng cám. Thứ ba dễ dàng điều chỉnh thể trạng nên tăng khả năng phối. Thứ tư, dấu hiệu lên giống lại rõ, âm hộ sưng đỏ nhiều, dễ dàng xác định thời điểm phối, giảm lên giống lại, năng suất phối cao. Thứ năm là khi sinh xong nhau thai nhanh ra ngoài, ít bị chảy máu và ít dịch tiết ra.
8. Thể trọng tăng cao của heo lúc cai sữa thì sẽ trưởng thành theo chiều thế nào?
Hầu hết heo đều hay ăn chóng lớn. Dĩ nhiên cần trộn chất phụ gia vào cám như chất tạo men đường ruột, ức chế hoạt động vi khuẩn. Nếu heo con lớn nhanh mà không bị tiêu chảy thì nuôi 60 ngày có thể đạt được 30 kg là không khó khăn gì. Những heo con khỏe mạnh, ăn cám nhiều thì ảnh hưởng của vaccine rất ít. Thể trọng chênh lệch 0.5 kg lúc cai sữa, thời gian nuôi được 70 ngày chênh lệch thể trọng chừng 3 kg.