Giả sử khi bị bệnh ta đều đến bệnh viện, rồi bác sĩ sẽ hỏi ta đau ở đâu? Rồi sẽ xác định là loại bệnh phát sinh từ bên trong cơ thể ( liên quan tới tế bào) hay bị cảm nhiễm từ bên ngoài ( vi khuẩn hay virut). Và hỏi môi trường sống và thói quen sinh hoạt.
Sau khi làm các thủ tục trên, và sau đó tiến hành các bước kiểm tra như mẫu máu hoặc nước tiểu, siêu âm, chiếu X quang, CT, MRI để tìm nguyên nhân gây bệnh. Sau khi chẩn đoán được bệnh mới kê toa thuốc hoặc phẩu thuật hoặc thay đổi thói quen sống và sinh hoạt, và liên tục theo dõi tới khi khỏi bệnh ( dĩ nhiên nếu người bệnh còn đau thì họ phải tiếp tục đến bệnh viện). Tuy kiểm tra kỹ lưỡng như vậy như cũng có nhiều trường hợp vẫn không phát hiện chính xác ra bệnh. Một bác sĩ nội khoa nổi tiếng của Nhật Bản sau khi nghĩ hưu cho biết “ số lượng người bệnh được tôi chẩn đoán và điều trị chính xác chỉ chiếm khoảng 30% ( dựa vào lời kể khi khám lại của người được điều trị)”.
Chính vì vậy khi chỉ nhìn vào triệu chứng lâm sàng ( biểu hiện bệnh) ta phải tìm nguyên nhân từ thiết bị hay môi trường nuôi dưỡng? mất cân bằng dinh dưỡng? hoặc cảm nhiễm từ bên ngoài ( vi khuẩn hay virut). Cho dù khám kĩ nhưng những người trong ngành chăn nuôi thường chẩn đoán đơn giản như bị tiêu chảy, bị tiêu hóa, ho hoặc nếu sốt cao thở gấp thì cho là bị bệnh hô hấp. Nên cho dù tìm ra nguyên nhân gây bệnh thì họ thưòng cho sử dụng kháng sinh. Hoặc nếu tốt hơn một chút họ cho sử dụng các loại thuốc hỗ trợ điều trị như thuốc hạ sốt, kháng viêm,chế phẩm sinh học, vitamin, enzyme… tuy bệnh có đỡ hơn nhưng vẫn sử dụng kháng sinh, coi kháng sinh là thần dược.
Tuy nhiên, các bệnh của heo không đơn giản như vậy. Dĩ nhiên so với người thì tuổi thọ gia súc ngắn hơn nên các bệnh do chức năng tế bào không thường xuyên xảy ra. Chủ yếu là các loại bệnh cảm nhiễm do nuôi trong bầy, do thiết bị và môi trường sống, kỹ thuật quản lý nuôi dưỡng còn thiếu sót ( vệ sinh….). Các loại bệnh cảm nhiễm khác như tấn công hệ miễn dịch tạo cơ hội cho các vi khuẩn thứ cấp khác tấn công. Tiêu biểu cho các loại bệnh này mà chúng ta đều biết rõ là PRRS (Hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản), PCVAD ( các bệnh liên quan tới Circovirut), SIV ( cúm heo).
Virut cũng thay đổi để tồn tại.
Gần đây khi đi tư vấn các trại người viết nhận thấy nhiều nông trại thường có những hiểu biết sai về PRRS. Không biết từ khi nào đa số các bác sĩ thú y khi mở miệng ra là chẩn đoán là PRRS rồi phòng ngừa bằng vacxin nhưng không có hiệu quả.
Về bệnh PCVAD, may mắn là vacxin Circo có hiệu quả tốt giảm rất nhiều thiệt hại cho các nông trại.
Tuy nhiên PRRS là bệnh không thể xem thường. Gần đây trong các hội thảo quốc tế cho rằng PRRS là một trong những loại bệnh cần phải cẩn thận nhất. Là loại bệnh mà các trại heo phải hết sức tránh. Trong quá khứ các trại thường áp dụng biện pháp phòng dịch riêng cho trại mình. Hiện nay, tiến hành phương pháp tận diệt PRRS theo từng khu vực ( ở Mỹ là theo từng bang) hoặc từng quốc gia. Năm 2007, Chi Lê đã áp dụng chính sách tận diệt PRRS trên toàn quốc đã thu được thành công rất lớn và ở đây năng suất đã lên rất cao.
PRRS hiện nay đã thay đổi rất nhiều, mỗi năm độc lực ngày càng gia tăng. Dĩ nhiên không chỉ PRRS mà đa số các loại virut ( đặc biệt RNA) và các loại vi khuẩn không ngừng thay đổi và có độc lực rất đa dạng. Nhưng loại bệnh gây hại lớn nhất cho heo ( trực tiếp hoặc giảm năng suất) chính là PRRS.
Gần đây theo các nhà nghiên cứu biến đổi khí hậu toàn cầu thì với sự nóng lên của trái đất thì các loại bệnh cũng thay đổi rất đa dạng và độc lực có xu hướng gia tăng. Ngay cả virut cúm mà con người gần nhưng biết rõ nhất cũng hay đổi rất nhiều. Mỗi năm ta phải chích lại vacxin ngừa cúm ( mỗi năm mỗi loại kháng nguyên khác nhau) cho dù nó là loại bệnh đã xuất hiện từ nhiều thế kỉ trước.
Nói như vậy để chúng ta thấy rằng các nguyên nhân gây bệnh cũng biến hóa rất nhiều trước sự hay đổi của môi trường. Vì vậy chúng ta phải tìm hiểu chính xác để tìm ra phương pháp xử lý triệt để.
Chẩn đoán bệnh cho heo như thế nào?
Như đã nói ở trên việc cần thiết là phải tìm ra nguyên nhân chính xác gây bệnh. Tuy nhiên trong nhiều nguyên nhân việc tìm ra nguyên nhân chủ yếu không phải là việc dễ dàng.
Đa số các trang trại khi phát sinh ra bệnh thì những người có kinh nghiệm hoặc bác sĩ thú y sẽ xem xét môi trường xung quanh và triệu chứng lâm sàng để bước đầu điều trị. Đổi vaxin hay sử dụng kháng sinh khác mà các triệu chứng bệnh vẫn không giảm thì bắt đầu tìm đến chuyên gia ( về môi trường , thiết bị hay bác sĩ thú y chuyên về heo)
Các chuyên gia này sẽ đánh giá tổng thể lại tình hình trại. Họ sẽ kiểm tra xem xét các thiết bị, điều kiện dinh dưỡng, nuôi dưỡng, trình độ người quản lý, hệ thống phòng dịch, tình hình vệ sinh.
Và họ sẽ đánh giá tình hình dịch bệnh, khả năng lây nhiễm và độc lực ( tỷ lệ chết). Tiến hành giải phẫu xác heo chết hoặc tiến hành lấy các mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm. Nếu tiến hành các bước trên chỉ một lần mà xác định ra nguyên nhân gây bệnh thì rất tốt.
Thế nhưng những trường hợp như vậy rất hiếm gặp. Đa số khi kiểm tra heo thường có các triệu chứng nhiễm thêm vi khuẩn thứ phát, viêm đa thanh dịch ( bệnh glasser), xuất huyết tiểu phế quản ( tụ huyết trùng, viêm phổi…), rối loạn tiêu hóa ( viêm ruột kết, coccidium, PED…).Khi xem xét các triệu chứng trên phải chẩn đoán bệnh, nếu kết quả kiểm tra phòng thí nghiệm đúng với nguyên nhân nghi ngờ thì mới xong được bước đầu của quy trình khám bệnh.
Thế nhưng việc kiểm tra ở trại rất hạn chế chỉ kiểm tra một số lượng nhỏ cá thể mà phải chẩn đoán cho toàn đoàn là một việc rất nguy hiểm. So với vi khuẩn thứ phát thì việc tìm nguyên nhân gốc gây bệnh là quan trọng hơn.
Không như quản lý bệnh ở thú cưng hoặc bò là quản lý theo cá thể. Heo và gà là những loại động vật được nuôi theo bầy nên khi đánh giá bệnh ta phải đánh giá trên toàn đoàn.
Để chẩn đoán bệnh chính xác thì phải cần chuyên gia nhiều kinh nghiệm đánh giá điều kiện nuôi dưỡng, triệu chứng lâm sàng, tùy theo quy mô nuôi mà xác định số mẫu phải lấy. Tiến hành kiểm tra máu ( phân tích kháng thể, kháng nguyên….), phân lập các vi khuẩn.Nếu cần thiết cần tiến hành đồng thời phân tích tổ chức bệnh lý.
Tuy nhiên nếu tiến hành như vậy thì sẽ tốn rất nhiều thời gian, tốn rất nhiều thời gian, mà triệu chứng lâm sàng của heo mỗi ngày mỗi thay đổi. Chính vì những lý do trên mà việc chẩn đoán chính xác rất khó khăn.
Trong tương lai phải tiếp tục nghiên cứu các bệnh, độc lực của bệnh sẽ cáng ngày càng mạnh nên việc tìm ra phương pháp điều trị thích hợp ngày càng khó. Hơn nữa việc sử dụng kháng sinh bừa bãi làm cho chi phí chữa bệnh sau này càng gia tăng.
Heo là loại động vật mà con người đầu tư nghiên cứu rất nhiều. Nó giúp lập nên các phương pháp phòng chống các loại bệnh, giúp gia tăng năng suất, đem lại nhiều lợi nhuận. Chính vì vậy cho dù có tốn nhiều thời gian công sức tiền bạc hơn cũng phải chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh.
Biên dịch: Heo Team