Vệ sinh dịch tễ trên đàn heo con luôn là một trong những vấn đề cần phải được quan tâm hàng đầu nhằm hạ thấp tỷ lệ chết của heo con theo mẹ.
Biện pháp bấm răng heo sơ sinh giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe đàn heo con. Vì thế cần áp dụng đúng cách biện pháp bấm phần nhọn của răng và biện pháp mài răng.
Nếu trong nông trại trạng thái heo con không tốt cần phải kiểm tra lại việc bấm răng, nếu có mủ chảy ra nghĩa là cần có biện pháp điều trị.
Mục đích của việc bấm răng cho heo sơ sinh
Bấm răng cho heo sơ sinh là để trong quá trình bú sữa heo con không dùng răng nanh cắn vú mẹ làm nái đau không tiết sữa, tránh làm bị thương vùng vú heo nái cũng như làm bị thương mặt các heo con khác vì vi khuẩn có thể thông qua các vết thương này xâm nhập gây nhiễm trùng.
Ưu điểm của bấm răng
Heo bấm răng không đúng bị viêm nhiễm khoang miệng rất nhiều
- Ngăn đầu vú và vú heo không bị thương.
- Ngăn sự ngừng tiết sữa ở heo mẹ do bị đau.
- Ngăn trong quá trình bú sữa heo cắn vào mặt heo con khác.
Nhược điểm của bấm răng
- Là nguyên nhân truyền bệnh.
- Nếu bấm không đúng kỹ thuật dễ bị nhiễm khuẩn như chứng viêm khoang miệng, liên cầu khuẩn, vi khuẩn gây viêm ruột xâm nhập.
- Tốn công lao động.
Với những ưu và khuyết điểm ở trên, các trại phải lựa chọn giữa bấm răng và không bấm răng. Việc lựa chọn này không hoàn toàn chính xác ở các trại khác nhau. Một số tổ chức bảo vệ động vật khuyến cáo không nên bấm răng và mài răng.
Trường hợp không bấm răng
Người viết đã tham quan một số nông trại không tiến hành bấm răng mà năng suất vẫn khá cao. Đặc trưng của các trại này là vệ sinh trại đẻ rất tốt, lượng sữa của nái khá cao. Quản lý ghép bầy phù hợp với số vú của nái. Dĩ nhiên vẫn có vết thương trên mặt heo con nhưng số lượng không nhiều và phần lớn sau khi cai sữa sẽ bình phục.
Cũng có trường hợp chỉ bấm răng heo con nái hậu bị và nái đẻ nhiều con còn lại không bấm.
Phương pháp bấm răng
Nếu bấm răng, đầu tiên phải giữ vệ sinh không cho viêm nhiễm, nếu để lây truyền bệnh hoặc nhiễm khuẩn là không đạt.
Sử dụng kềm bấm
Phải chuẩn bị nhiều hơn 2 cái kềm bén và làm bằng inox không rỉ. Mỗi khi bấm răng cho con của nái khác phải thay kềm và nhúng vào thuốc sát trùng (thuốc sát trùng không được pha đặc quá vì kềm được đưa vào miệng heo). Khi bấm chỉ bấm phần nhọn của răng. Để bấm được như vậy lúc đầu cần phải tập trung chú ý, sau khoảng 3 tháng có thể thành thục.
Sử dụng biện pháp mài răng
Gần đây có nông trại sử dụng máy mài thay cho kềm bấm. Thế nhưng có một số nông trại không quen sử dụng máy mài nên không áp dụng biện pháp này. Nếu dùng cách bấm răng, có nhiều trường hợp làm răng bị mẻ, răng được bấm còn nhọn hơn. Biện pháp mài răng khắc phục được nhược điểm này. Một số trại vừa dùng kềm bấm vừa sử dụng máy mài. Hiện nay ở châu Âu họ không bấm răng mà sử dụng phổ biến máy mài vì lý do vệ sinh an toàn dịch tễ và không làm cho heo bị stress. Biện pháp này được một số quốc gia phát triển về chăn nuôi áp dụng có năng suất cao. Người viết nghĩ chúng ta cũng nên áp dụng phương pháp mới này.
Thời điểm bấm răng
Người viết đã thấy một số trại tiến hành đỡ đẻ đồng thời với việc bấm răng, điều này chứng tỏ họ đã không hiểu chính xác ý nghĩa của việc đỡ đẻ là giúp heo con bú sữa đầu đầy đủ.
Nhất định phải cho heo bú sữa đầu xong mới bấm răng. Tuy có tài liệu nói rằng sau khi sinh 6 tiếng, nếu bấm răng cũng không gây ảnh hưởng tới việc bú sữa đầu. Người viết khuyến cáo nên tiến hành bấm răng sau khi đẻ khoảng 24 tiếng.
Bấm răng là một trong những việc phải làm trong thời kỳ heo mới sinh ra, và là một bước không thể bỏ qua.
Có một chủ trại ở Mỹ đã nói: “Tại sao chúng ta lại bấm răng? Bởi vì nông trại chúng ta cần nái có 14 đến 16 vú và phải bảo vệ chúng, những nái dưới 12 vú sẽ bị đào thải”.