Home » , » Chuẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Liên Cầu Khuẩn Trên Heo Con

Chuẩn Đoán Và Điều Trị Bệnh Liên Cầu Khuẩn Trên Heo Con

Written By Chăn Nuôi on Sunday, April 14, 2013 | 12:44 PM


1. Heo con chết
            Một buổi chiều thứ bảy bỗng nhiên chuông điện thoại đổ dồn. Máy hiện số của một nông trại lâu rồi không gọi đến, bất giác tôi nghĩ là có vấn đề gấp, trao đổi cụ thể thì tình hình như sau:
          Heo con lông bị xù xơ xác, run bần bật, chân sau yếu đứng không vững, thở khó khăn. Heo con theo mẹ thì một bên mắt lim dim, không di chuyển và đã chết mất vài con. Trại lo lắng không biết có phải là chứng nhiễm trùng máu do PRRSV không. Không về nhà, tôi tới thẳng trại thì trời đã tối. Sau khi kiểm tra heo chết xong tôi nhận định heo chết do nhiễm liên cầu khuẩn. Tôi sẽ giải thích từng bước một.

 2. Chẩn đoán chứng liên cầu khuẩn
          Đầu tiên là mức độ linh hoạt của đàn heo, khi bị liên cầu khuẩn tấn công không giảm rõ rệt như khi bị các virus cấp tính. Heo không giảm sức ăn toàn đàn. Những con heo có vấn đề chỉ nhận thấy qua triệu chứng lâm sàng. Nếu nhiễm virus có độc lực mạnh thì bầy heo hoàn toàn không di chuyển, độ linh hoạt, sức ăn giảm, heo hô hấp khó khăn. Trong trường hợp bị nhiễm liên cầu khuẩn ta có thể nhận thấy một số con mắt lờ đờ không linh hoạt, bị chứng sốt nóng lạnh, viêm khớp, chân sau không có lực. Ở trại đẻ,triệu chứng của heo con theo mẹ cũng giống như heo cai sữa. Sau khi nói chuyện với chủ trại về dịch bệnh, Người viết yêu cầu chủ trại mô tả quy trình quản lý và nhận thấy một số vấn đề sau.
3. Vấn đề gì?
          Phương pháp điều trị tốt nhất bệnh liên cầu khuẩn là phòng bệnh. Liên cầu khuẩn gây bệnh cho heo có thể sống trên da heo nái vì vậy trước khi chuyển vào trại đẻ phải tắm rửa và sát trùng heo nái cẩn thận. Vấn đề của nông trại này là quản lý vệ sinh cho heo con không tốt, sử dụng liên tục vài tuần không sát trùng dụng cụ bấm răng. Phương pháp thiến cũng có vấn đề, chỉ rạch một đường trên tinh hoàn rồi lấy tay móc ra. Và sau khi thiến họ không sát trùng. Heo bị lây nhiễm do không sát trùng dụng cụ cũng như sau phẫu thuật.
          Người quản lý trại đẻ là chuyên gia có kinh nghiệm trên 30 năm nhưng vẫn có thể mắc phải những sai sót về mặt kỹ thuật. Anh ta làm trong trại được 3 tháng, do cách quản lý như vậy nên dịch bệnh đã xảy ra. Và vấn đề lây nhiễm do thiến trở nên trầm trọng vì có tới 8 con đực bị lây bệnh trên tỷ lệ 10 con.
  
 4. Các phương pháp phòng ngừa bệnh liên cầu khuẩn
         Đầu tiên phải có kỹ thuật thiến đảm bảo vệ sinh. Chỗ thiến phải được làm sạch bằng bông gòn nhúng nước sát trùng, lấy dao mổ rạch một đường, móc tinh hoàn ra rồi lấy dao mổ hay kéo cắt tinh quản. Dụng cụ bấm răng cho heo con sơ sinh phải vệ sinh sát trùng sạch sẽ. Trước và sau khi sử dụng nhất định phải sát trùng. Heo nái sau khi chuyển qua trại đẻ phải tắm rửa sát trùng.

5. Phương pháp trị bệnh liên cầu khuẩn
          Phòng bệnh là phương pháp điều trị tốt nhất, một khi phát bệnh là do chúng ta đã không quản lý tốt. Cần thay đổi phương pháp quản lý và phải có hình thức vệ sinh thích hợp. Đặc trưng của bệnh là sốt cao, nên phải sử dụng thuốc hạ sốt và kháng viêm. Thuốc kháng sinh có tác dụng tốt với bệnh liên cầu khuẩn.Cho uống nước nhiều giúp heo mau lại sức.
Theo kinh nghiệm của người viết, các bệnh nguy hiểm sẽ gây thiệt hại lớn nhưng các bệnh đơn giản nếu quản lý không tốt cũng sẽ gây thiệt hại nặng. Một số bệnh nào đó nếu bị nhiễm phức hợp thì điều trị sẽ rất khó khăn, vì vậy việc quản lý đề phòng các bệnh vi khuẩn đơn lẻ rất quan trọng.
       Nếu gặp vấn đề khó khăn phải tin tưởng vào các chuyên gia có năng lực và làm theo hướng dẫn của họ. Nếu chỉ trong một ngày lông heo trở nên xơ xác, heo yếu đi lao đảo, triệu chứng như bị thần kinh, bị sưng viêm khớp thì người viết mong các bạn quan tâm đến vấn đề vệ sinh quản lý bệnh liên cầu khuẩn.

Chia sẻ bài viết: :
 
Thiết kế bởi: Free Blogger Templates | VNBLOGGER | Thư viện Online | Tin khuyến mại | Sổ tay Online Xem Phim: Phim Ánh Trăng
Copyright © 2016. Nông Nghiệp - By Blogger.com