Bệnh do Herpesvirus gây ra.Đặc trưng của bệnh là sự tăng sinh của tế bào lâm ba dưới hình thức khối u ở tổ chức thần kinh ngoại biên và các cơ quan nội tạng, da, cơ, làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn cơ năng vận động và bại liệt.Bệnh xãy ra phổ biến nhất là gà từ 8 - 24 tuần tuổi, ở gà con trên 6 tuần tuổi thường dễ mắc bệnh hơn...
1. Sức kháng
- Ở pH = 3 hay pH = 11 trong 10 phút virus sẽ bất hoạt.
- Ở điều kiện nhiệt độ 250C virus sống được 4 ngày.
- Virus tồn tại trong phân gà 6 tháng, trong nang lỗ chân lông gà 4 – 5 tháng.
1. Sức kháng
- Ở pH = 3 hay pH = 11 trong 10 phút virus sẽ bất hoạt.
- Ở điều kiện nhiệt độ 250C virus sống được 4 ngày.
- Virus tồn tại trong phân gà 6 tháng, trong nang lỗ chân lông gà 4 – 5 tháng.
2. Phương thức truyền lây
Đường lây lan chủ yếu là đường hô hấp và tiêu hoá.
Đường lây lan chủ yếu là đường hô hấp và tiêu hoá.
3. Triệu chứng
Thời gian ủ bệnh sau khi nhiễm bệnh 3-4 tuần.- Thể cấp tính:
+ Chủ yếu trên gà 4-8 tuần tuổi, có thể sớm hơn.
+ Ở thể này ít có triệu chứng điển hình, thường gà ủ rũ, gầy yếu và chết đột ngột (tỉ lệ chết cao có khi tới 20-30%)
+ Gà bỏ ăn, tiêu chảy phân lỏng. Đi lại khó khăn, bại liệt, xả cánh. Uể oải, nhạt màu mồng và tích gà. Gà giảm tỉ lệ đẻ.
- Thể mãn tính: xảy ra ở gà 4-8 tháng tuổi ở thể thần kinh và thể mắt.
+ Thể thần kinh: Gà đi lại khó khăn, liệt nhẹ dần rồi đến bại liệt toàn thân. Đuôi gà rũ xuống. Gà bệnh vẫn ăn uống bình thường, gà mái bệnh giảm đẻ, gà trống giảm khả năng đạp mái.
Hình 1: Gà bị liệt chân
+ Bệnh tích chủ yếu là hình thành khối u (ở gan, lách thận, phổi, buồng trứng, dịch hoàn), có 2 dạng khối u là: khối u tràn lan: Gan, lách có khối u to hơn bình thường, sần sùi, màu trắng xám và bở; và khối u hạt: bề mặt cơ quan sần sùi với những hạt to nhỏ không đều nhau. Một số trường hợp có khối u ở dạ dày tuyến, thành ruột, cơ, da. + Thể mắt: Mắt lúc đầu bị viêm nhẹ, gà tỏ ra mẫn cảm với ánh sáng, chảy nước mắt, dần dần bị viêm màng tiếp hợp, rồi viêm mống mắt, gà có thể bị mù mắt. Sau 14 ngày nhiễm bệnh, sự suy giảm miễn dịch bắt đầu xuất hiện do virus tấn công vào lách, tuyến ức và túi Fabricius. Từ 5 đến 6 tuần sau khi bị nhiễm các khối u trong cơ thể gà bắt đầu xuất hiện do nhiều tế bào lymphô T đã biến đổi thành tế bào ung thư.
4. Bệnh tích
- Thể cấp tính:
Hình 2: Các cơ quan nội tạng xuất hiện những khối u
+ Bệnh tích ở da thường không rõ, trong vài trường hợp tuyến lông có thể bị nhiễm gây xuất huyết dưới da đùi gọi là "đùi đỏ Alabama".Hình 3: Tuyến lông bị viêm
+ Chủ yếu là hiện tượng viêm tăng sinh các dây thần kinh ngoại vi như: dây thần kinh cánh, hông, dây thần kinh xuất phát từ phần dưới của tuỷ sống, như dây thần kinh liên sườn, dây thần kinh sinh dục.- Thể mãn tính:
+ Ở một số trường hợp còn có thấy tuỷ sống bị sưng to, cơ bị teo, mắt bị mù, con ngươi biến dạng.
Hình 4: Thần kinh cơ đùi sưng to
5. Phòng và trị bệnh
- Đây là bệnh do virus gây ra, do đó không có thuốc đặc trị, vì thế cần phát hiện sớm gà bệnh.- Tiêm dưới da cổ vaccin Marek cho gà giống và gà nuôi lấy trứng vào lúc 1 ngày tuổi để phòng bệnh.
- Hàng ngày quét, nhặt lông và đốt hết lông vì virus tồn tại lâu trong lông.
- Không nuôi lẫn lộn gà lớn và gà con, nuôi riêng gà con và gà mái đẻ.
- Sát trùng trứng, cơ sở ấp trứng và nơi nuôi gà con nhằm ngăn ngừa sự lan truyền virus.
- vệ sinh sát trùng chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi định kỳ và sau mỗi lần xuất chuồng.
- Bổ sung VITAMIN C và chất điện giải vào nước uống giúp tăng sức kháng bệnh, chống stress khi môi trường thay đổi.
Chú ý: Tất cả các loại vaccine phòng bệnh Marek đều phải dùng hết trong 2 giờ sau khi pha, tốt nhất là 30 phút. Để quá 2 giờ hoặc đông lạnh trở lại đều làm mất hiệu lực của vaccine.