Người viết: Đỗ Hữu Dũng
Trong thời gian qua, tại Hà Lan đã xảy ra ổ dịch Sốt Qtrên gia súc và trên người. Trong đợt dịch này, tính đến ngày 30/01/2010, đã phát hiện bệnh ở 63 trang trại nuôi dê sữa với tổng số 37.000 con dê đã bị tiêu hủy. Ngày 25/01/2010, phát hiện thêm 01 trang trại cừu sữa mắc bệnh. Ngày 27/01/2010 Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Verburg và Bộ trưởng Bộ Y tế Klink đã có phiên điều trần trước Hạ viện về các biện pháp khống chế ổ dịch này, vốn được xác định là nguyên nhân gây ra 46 ca bệnh trên người ở Hà Lan. Lần đầu tiên bệnh được phát hiện trên người vào năm 2007, đến cuối năm 2009 chính phủ Hà Lan đã quyết định áp dụng các biện pháp khống chế nghiêm ngặt. Theo Bộ Y tế và Viện Y tế cộng đồng và Môi trường, đã có 6 ca bệnh tử vòng trong tổng số khoảng 3.600 bệnh nhân nhiễm Sốt Q. Bệnh Sốt Q chưa từng được ghi nhận tại Việt Nam, tuy nhiên, để tăng cường giám sát bệnh,đề phòng bệnh xâm nhập vào Việt Nam, chúng tôi xin cung cấp một số thông tin tóm tắt về bệnh.
Sốt Query (Q) là bệnh truyền lây từ động vật sang người xảyra ở nhiều nước trên thế giới. Con người nhiễm bệnh thông qua tiếp xúc với vật mang trùng, đặc biệt là động vật nhai lại. Sốt Q là bệnh có tính truyền nhiễmcao, do vi khuẩn Coxiella burnetii gây ra. Đây là vi khuẩn nhỏ đa hình thái, kích thước dài từ 0.3–1.5 μm × chiều rộng 0.2–0.4 μm. Do là vi khuẩn ký sinh nội bào nên C. burnetii chỉ có thể mọc trên môi trường trứng có phôi hoặc môi trường tế bào và khi cần thiết thì qua tiêm truyền cho động vật thí nghiệm. Có hai dạng kháng thể: kỳ I độc lực cao, thấy trên động vật hoặc người nhiễm bệnh và kỳ II độc lực thấp, thu được khi tiêm truyền liên tục qua trứng có phôi hoặc môi trường tế bào.
Ở trên người, Sốt Q xảy ra ở thể cấp tính (sốt ngắt quãng từng cơn, viêm phổi, viêm gan) hoặc thể mạn tính nặng (viêm nội mạc tim) sau khi nhiễm bệnh mà không biết. Thể cấp tính sẽ qua đi khá nhanh nếu được điều trị bằng kháng sinh phù hợp nhưng thể mạn tính cần điều trị dài hạn bằng kháng sinh (trong vòng 2 năm hoặc hơn), kết hợp với giám sát huyết thanh học. Một số nước sử dụng vắc xin để tiêm phòng cho quần thể gia súc mẫn cảm.
Triệu chứng ở bò bao gồm sảy thai, chết hoặc để non, sát nhau, viêm tử cung và vô sinh. Ở động vật nhai lại nhỏ, Sốt Q thường gắn với sảy thai thường kỳ hoặc các đợt dịch xảy thai xuất hiện sau khi con vật hồi phục khi không bị kế phát. Bệnh do Coxiella burnetii gây nên thường kéo dài nhiều năm, có khi tồn tại cả đời. Cừu, dê và bò là những vật mang trùng chính nhưng có thể thải trừ khối lượng lớn vi khuẩn khi đẻ và thải trừ theo từng đợt ngắt quãng. Động vật nuôi như chó, mèo, thỏ, gia cầm, v.v… cũng mẫn cảm với bệnh và phải được xem là nguồn lây bệnh tiềm tàng cho động vật và cho người.
Chẩn đoán phát hiện tác nhân gây bệnh:
Để chẩn đoán phòng thí nghiệm, có thể lấy mẫu nhau thai, dịch tử cung và gan, phổi hoặc chất chứa dạ dày của thai bị sảy hoặc lấy mẫu sữa, sữa đầu và phân.
Có thể thấy vi khuẩn khi quan sát trên tiêu bản kính nhuộm màu khi quan sát bằng kính hiển vi với thấu kính ngâm dầu. Vì vi khuẩn này có sứckháng a-xít nên có thể nhuộm bằng nhiều phương pháp như: Stamp, modified Ziehl–Neelsen, Gimenez, Giemsa và modified Koster. Khi phát hiện thấy tác nhângây bệnh và kết hợp với các phương pháp huyết thanh học, triệu chứng lâm sàng và khi không có tác nhân gây bệnh sảy thai khác thì có thể kết luận chẩn đoán rằngđó là do bệnh Sốt Q ở cấp độ đàn.
Ngày nay, phương pháp tổ chức phôi – miễn dịch sử dụng các kháng thể đặc hiệu hoặc phương pháp phản ứng chuỗi polymerase (PCR) đã chứng tỏ là những phương pháp đặc hiệu và nhạy hơn so với các phương pháp nhuộm trước đây. Hiện nay trên thị trường không có các kháng thể đặc hiệu cho phương pháp hóa miễn dịch nhưng có thể tiến hành làm PCR nếu có thiết bị phòng thí nghiệmthích hợp. PCR được coi là phương pháp tốt để sàng lọc số lượng lớn mẫu bệnh phẩmvà khi có nhiều loại mẫu khác nhau. Hơn nữa, có thể xử lý mẫu bằng nhiệt để đảm bảo an toàn cho nhân viên phòng thí nghiệm.
Có thể phân lập Coxiella burnetii bằng cách nuôi cấy trênmôi trường tế bào thông thường hoặc tiêm vào túi khí trứng gà có phôi hoặc tiêm cho động vật thí nghiệm. Tiêm truyền cho động vật thí nghiệm (chuột lang, chuộtvà chuột hamster) là phương pháp hữu ích trong trường hợp cần phân lập vi khuẩn từ bệnh phẩm tạp nhiễm với nhiều vi sinh vật khác nhau hoặc để có được các kháng nguyên Coxiella kỳ I.
Các phương pháp huyết thanh học: Việc chẩn đoán Sốt Q thường thường dựa vào các phương pháp huyết thanh học. Có thể sử dụng một số phương pháp, đặc biệt là phương pháp miễn dịch huỳnh quang gián tiếp, phản ứngmiễn dịch hấp phụ liên kết enzyme và phương pháp cố định bổ thể. Hiện nay, các phương pháp có trên thị trường cho phép phát hiện kháng thể C. burnetii kỳ II. Sựhiện diện của kháng thể đặc hiệu IgG là bằng chứng về việc gần đây mới mắc hoặc trước đó đã phơi nhiễm với C. burnetii.
Các yêu cầu đối với vắc xin và sinh phẩm chẩn đoán: Có một số loại vắc xin chết phòng Sốt Q đã được phát triển nhưng chỉ những vắc xin có chứa hoặc được chế từ C. burnetii kỳ I thì mới được xem là gây được miễn dịch bảo hộ. Người ta khuyến cáo sử dụng vắc xin tiêm hàng năm ở những vùng có dịch nặng, nhất là tiêm cho gia súc non.
Ở Slovakia có bán loại vắc xin chết kỳ I. Một nghiên cứu gần đây cho thấy vắc xin này có hiệu quả cả làm giảm cả hiện tượng sảy thai và thải trừ C. burnetii trên dê có chửa được tiêm phòng thí nghiệm, sau đó công cường độc nhưng vẫn chưa có thông tin về độ an toàn của vắc xin này.