1. Đưa đàn gà mới nở về nuôi:
Nuôi đàn gà Sao bố mẹ từ 1 ngày tuổi đến khi 5%
tổng đàn đẻ là giai đoạn quan trọng nhất để nâng cao khả năng sản xuất
trứng sau này. Phải thực hiện đúng quy trình kỹ thuật nuôi gà giống để
đảm bảo cho đàn gà khoẻ mạnh và sinh trưởng đồng đều. Cần phải nuôi gà
trống trong chuồng riêng biệt với chuồng gà mái.
Cần xác định trước số lượng gà sẽ úm để chuẩn bị đủ
diện tích chuồng, đủ máng ăn, máng uống. Trong trường hợp sưởi nhân tạo
thì phải làm vòng quây gà con có đường kính 3 - 4 m, cao 0,5 m. Nếu
dùng chụp sưởi bằng tia bức xạ thì đường kính vòng quây phải rộng 5 - 6
m. Phải điều chỉnh thiết bị sưởi sao cho nhiệt độ ổ gà đạt 29 - 300C.
Mùa đông có thể sưởi ấm chuồng 48 giờ, mùa hè 24 giờ trước khi đàn gà
đến.
Cần kiểm tra hệ thống van nước uống trong chuồng,
có sử lý bằng clo. Trước khi đàn gà đến cần đổ nước uống có nhiệt độ
250C vào máng uống.
Khi đặt gà vào chuồng cho gà uống nước và sau 1 - 2
giờ mới bắt đầu cho ăn, không được làm đàn gà xáo trộn, đè bẹp lẫn
nhau, phải làm cho chúng quen với môi trường mới và phát hiện thấy máng
ăn, uống. Trong 10 ngày đầu, cần đảm bảo mỗi khay máng ăn nhựa cho 100
con gà con. Trong vòng 1 - 2 giờ sau khi chuyển gà vào chuồng.
Khi đàn gà được 8 - 10 tuần tuổi, cần lắp đặt cầu cho gà đậu ở trong chuồng. Mỗi cái cầu dài 1 m dành cho 15 con đậu.
Những quy định về sưởi ấm và thông hơi:
Ngày đầu sau khi đưa gà đến, cần đảm bảo nhiệt độ
trong vòng quây gà úm là 380C, trong chuồng là 280C. Nhu cầu nhiệt độ
thay đổi theo lứa tuổi của gà.
Số lượng gà con đặt dưới chụp sưởi truyền thống tối
đa là 500 con, nếu dùng chụp sưởi tia bức xạ thì nhốt được 1.000 con.
Cứ 4 ngày một lần giảm nhiệt độ thấp xuống 20C. Giai đoạn 14 - 21 ngày
tuổi, gà con bắt đầu phân tán khắp chuồng, cho nên việc quan tâm điều
chỉnh đều nhiệt độ điều chỉnh trong chuồng là rất cần thiết, có thể bỏ
dần số chụp sưởi đi. Trong những ngày đầu, nếu không đủ nhiệt, gà con bị
ỉa chảy, yếu, chậm lớn và dễ bị chết vì lạnh. Nếu đủ nhiệt, gà con nằm
tản đều dưới vùng sưởi ấm. Nếu quá nóng, gà nằm xoài úp bụng trên nền
chuồng, cố nghển cổ, thò đầu ra hoặc chúng cố tìm chỗ mát hơn như dọc
tường để nằm. Gà kém ăn, chậm lớn, còi cọc, chết nhiều.
2. Cho gà uống nước và kỹ thuật xử lý nước uống:
* Chất lượng nước uống:
Phải đảm bảo thường xuyên có nước uống có chất
lượng tốt cho gà Sao. Đặc biệt, trong nước uống phải an toàn về vi khuẩn
Salmonella.
* Cho gà uống nước:
Nước là chất dinh dưỡng quan trọng nhất, chúng ta
phải đảm bảo đầy đủ cho chúng vì nước chiếm 70% khối lượng cơ thể. Nước
uống hạn chế sẽ làm giảm khả năng hấp thụ thức ăn và sinh trưởng của
chúng. Nếu trời nóng, không đủ nước uống gà có thể bị chết. Cần khử
trùng nước uống bằng clo hoặc iốt. Cần sử dụng đồng hồ đo nước uống hàng
ngày của đàn gà để xác định khả năng tiêu thụ nước của chúng. Việc điều
chỉnh độ cao của van nước uống là cực kỳ quan trọng. Trong 2 ngày đầu,
máng nước để cao ngay tầm mắt của gà, đến ngày thứ 3 nâng van nước lên
để gà ngẩng lên uống nước với góc 450. Đến ngày thứ 4 gà phải nghển cổ
lên mới uống được. Đến ngày thứ 7 cần sử dụng van nước tự động và đặt ở
tầm cao ngang lưng. Sau đó điều chỉnh van nước cao lên, đảm bảo gà hạn
chế không làm bắn nước ra ngoài. Máng nước hở phải có mực nước cao tối
đa 2 cm hàng ngày cần tháo nước rửa sạch.
3. Giảm streess trong nuôi dưỡng gà:
Nguyên tắc cơ bản của việc nuôi dưỡng gà mái Sao là
chương trình chờ hạn chế, nhằm mục đích để đàn gà mái phát triển đều.
Để kiểm tra chỉ tiêu này, cứ 2 tuần một lần phân ngẫu nhiên khoảng 100
con để cân mẫu. Tuỳ thuộc vào thể trọng của đàn gà để điều chỉnh khẩu
phần ăn hàng tuần cho phù hợp.
4. Chương trình chiếu sáng:
Trong vòng 3 ngày đầu úm gà, việc bổ sung ánh sáng
tự nhiên là cực kỳ quan trọng nhằm để cho gà con tìm thấy khay thức ăn,
máng nước uống. Vì vậy phải bảo đảm ánh sáng có cường độ tối thiểu là 30
lux và chiếu sáng 24 giờ trong ngày. Từ ngày thứ 4 đến ngày 7 cần chiếu
sáng 20 giờ/ngày và đến cuối tuần chỉ cần chiếu sáng 16 giờ/ngày. Đến
cuối tuần thứ 2 thì chương trình chiếu sáng cho gà trống, mái bắt đầu
khác nhau.
5. Chuẩn bị đàn gà giống sinh sản:
Đàn gà Sao được 25 tuần tuổi thì được chuyển sang
các lồng chuồng đẻ trứng. Nếu áp dụng biện pháp nuôi dưỡng và chương
trình chiếu sáng phù hợp thì gà sẽ đẻ trứng từ tuần tuổi thứ 28 và 50%
tổng đàn sẽ đẻ vào lúc 31 - 32 tuần tuổi. Đàn gà đẻ ở mức tột đỉnh
thường vào tuần tuổi thứ 35. Số gà đẻ nhốt trong một lồng chuồng phụ
thuộc vào kích thước của lồng. Cần đảm bảo vị trí nuôi nhốt cho một con
gà Sao ở ngăn lồng có mặt trước tối thiểu là 12,5 cm. Nhiệt độ trong
chuồng phù hợp cho gà mái đẻ trứng và gà trống sản xuất tinh trùng là
200C.
Trong giai đoạn sinh sản, nếu nhiệt độ trong chuồng
là 120C, cần cho gà ăn thức ăn chứa 2.700 - 2.750 kcal và 17% prôtêin
thô. Điều cực kỳ quan trọng là: Trước khi đẻ trứng không được cho gà mái
ăn quá nhiều. Trước khi đẻ trứng, nếu gà béo quá, thì sẽ ảnh hưởng
không tốt đến năng suất trứng và sức sống của chúng. Sau khi gà đẻ trứng
ở mức cao điểm, cần giảm khẩu phần ăn kiểm tra mức tăng trọng hàng tuần
của gà, trong cùng một ngày và cùng một thời điểm, chọn ngẫu nhiên
khoảng 100 con gà để cân cá thể và điều chỉnh khẩu phần ăn khi cần
thiết. Khẩu phần ăn cần thiết phụ thuộc vào thể trọng, nhiệt độ chuồng
nuôi.