Bọ cạp có lớp vỏ cứng nên thuộc loại Giáp xác (Crustaceae) như tôm, cua nhưng cua có 10 chân (decapoda) còn Bọ cạp chỉ có 8 chân nên xếp vào loại nhện (Arachnides); Ve sầu có 6 chân (hexapoda) thì thuộc loại Sâu bọ (Insecta).
Bọ cạp được xếp vào họ Bọ cạp Buthidae.
Người ta dùng Bọ cạp rừng dài tới 12cm (tên khoa học là Pelamneus
silenus) hoặc Bọ cạp nhỏ chỉ dài 5-6cm (tên khoa học là Archisometrus
mucronatus). Trong Y học cổ truyền người ta thường dùng loại Buthus
martensii Karsch dưới tên là Toàn yết. Có khi người ta chỉ dùng phần
đuôi của nó làm thuốc với tên là Yết vĩ. Bọ cạp mà tôi thấy ở Kiến An
chỉ đo được 7cm nên gần loài Bọ cạp nhỏ Archisometrus mucronatus.
Bọ cạp ưa sống ở nơi nóng và ẩm. Ban
ngày, chúng ẩn náu dưới lá mục , gốc cây, đêm tối chúng mới đi kiếm mồi.
Mồi là các động vật nhỏ như sâu bọ, nhện.
Bọ cạp được ghi vào Dược điển Việt Nam 1983.
Tác dụng: Theo Đông y,
Toàn yết vị mặn, hơi cay, tính bình, có độc, vào kinh can. Có tác dụng
trừ phong, trấn kinh. Dùng chữa các chứng bệnh: kinh giản, co giật, méo
miệng, xếch mắt, bán thân bất toại, sài uốn ván.
Liều dùng: Toàn yết khoảng 1-4 con, Yết vĩ (đuôi riêng): khoảng 3-8 cái. Thường dùng chế thành thuốc viên uống.
Chú ý:
- Phần đầu – ngực của Bọ cạp có giáp
cứng ở mặt lưng, mang 4 đôi chân Nó thường dùng 2 cái càng để bắt mồi
rồi cong đuôi về phía trước, dùng móc độc giết mồi.
- Cái móc nhọn có tuyến độc là cơ quan
tự vệ để giết mồi hoặc tấn công kẻ thù. Trong Toàn yết có chứa chất độc
Katsutoxin (còn gọi là Buthotoxin). Độc tính của nó đối với thần kinh
gần giống độc tính của nọc rắn. Ở Pháp, Anh đều gọi là Scorpion,
Scorpion có thể làm chết người và gia súc.
- Người thiếu máu (huyết hư) mà sinh kinh phong thì không được dùng.
Caythuocquy.info.vn