1. Vi khuẩn gây bệnh
- Bệnh do vi khuẩn E.coli, thuộc họ Enterobacteraceae gây ra. E.coli có hình dạng trực khuẩn nhỏ, ngắn, gram âm, có nhiều lông quanh mình và có thể có vỏ, đứng riêng lẽ.
- Sức đề kháng kém: các chất sát khuẩn thông thường giết được E.coli trong 2 - 4 phút. Nhạy cảm với nhiệt
độ, ở 60OC E.coli chết trong vòng 15 phút và chết ngay ở 100OC.
- Cấu trúc kháng nguyên:
+ E.coli có 3 cấu trúc kháng nguyên với tên gọi là O ( kháng nguyên thân), K (Kháng nguyên bề mặt) và H (kháng nguyên lông).
+ Các nhóm kháng nguyên hay gặp:
Tiêu chảy: O148:K88, O157:K88
Phù thủng: O138:K81, O139:K82, O141:K85
- Bệnh do E.coli có thể thấy ở heo:
+ Thể bại huyết (nhiễm trùng máu): thường xảy ra ở heo con sơ sinh từ 0 - 3 ngày tuổi.
+ Thể tiêu chảy (có thể thấy ở các lứa tuổi ở heo con):
+ Thể tiêu chảy (có thể thấy ở các lứa tuổi ở heo con):
* Tiêu chảy phân trắng từ 12 - 72 giờ sau khi đẻ
* Tiêu chảy từ 4 ngày tuổi đến 3 - 4 tuần tuổi
* Tiêu chảy sau cai sữa hay viêm ruột tiêu chảy sau cai sữa
+ Thể phù thủng: thường gặp ở heo con trước và sau cai sữa 1 - 2 tuần.
2. Truyền nhiễm học
a) Loài mắc bệnh: heo con theo mẹ, heo cai sữa
b) Chất chứa căn bệnh: phân, hạch, gan, não, máu
c) Đường xâm nhập: tiêu hóa
d) Lây lan:
- Tự phát: do vsv có sẵn trong ruột, phát bệnh khi sức đề kháng giảm (do các phản ứng stress, thiếu vitamin, thiếu sắt hoặc do bị nhiễm lạnh)
- Lây gián tiếp: xâm nhập qua đường tiêu hóa do heo con liếm láp các chất dơ bẩn, phân heo mẹ, thức ăn rơi vãi bị ôi thiu, hoặc bú sữa ở vú viêm.
e) Cơ chế sinh bệnh: Yếu tố mở đường -> vi khuẩn vào ruột (hoặc sẵn có) -> nhân lên trong niêm mạc -> sinh độc tố -> gây trúng độc (triệu chứng lâm sàng).
3. Triệu chứng
a) Thể nhiễm trùng máu
Heo bị nhiễm bệnh trong vòng 12h sau khi sanh và có thể chết trong vòng 48 giờ với các biểu hiện sau:
+ Heo bệnh lười vận động, đứng riêng ra khỏi đàn, ủ rũ, đuôi rũ xuống.
+ Đôi khi ói mửa, run rẩy và có thể chết sau khi hôn mê, co giật (tỷ lệ chết có thể 80 - 90%).
b) Thể tiêu chảy
- Heo tiêu chảy phân màu vàng, trắng xám, mùi hôi.
- Heo mất nước, gầy sút nhanh, bú kém, đi lại không vững và nôn ra sữa đông không tiêu.
- Heo con bệnh yếu đi rất nhanh nếu không điều trị kịp thời thì heo yếu dần, lông xù và chết (tỷ lệ chết có thể lên đến 80 - 90%).
- Heo con bệnh yếu đi rất nhanh nếu không điều trị kịp thời thì heo yếu dần, lông xù và chết (tỷ lệ chết có thể lên đến 80 - 90%).
c) Thể phù thủng:
Bệnh thường xảy ra đột ngột ở giai đoạn vài ngày đến một tuần sau cai sữa và trên những heo lớn trội của bầy.
- Lúc mới nhiễm bệnh heo có dấu hiệu kém ăn, kém linh hoạt.
- Thể quá cấp heo chết đột ngột và trước khi chết có triệu chứng phù.
- Ở thể cấp tính, bệnh diễn biến 2 - 3 ngày. Ngày đầu heo bỏ ăn, sang ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 3 có triệu chứng phù. Triệu chứng phù thủng xuất hiện chủ yếu ở vùng đầu như: mí mắt, vùng hầu, gốc tai, đôi khi sưng cả mặt.
- Phù não, não bị chèn ép bởi dịch thoát ra từ mạch máu nên gây nhũn não dẫn đến triệu chứng thần kinh như: co giật kiểu bơi chèo, đi xiêu vẹo, hay đâm đầu vào tường, đi lại không định hướng.
- Do thủy thủng ở thanh quản nên hay kêu khàn giống tiếng chim.
- Thân nhiệt không tăng, sung huyết ở niêm mạc và xanh tím ở tai, mõm, chóp đuôi, khó thở trước khi chết.
- Thể quá cấp heo chết đột ngột và trước khi chết có triệu chứng phù.
- Ở thể cấp tính, bệnh diễn biến 2 - 3 ngày. Ngày đầu heo bỏ ăn, sang ngày thứ 2 hoặc ngày thứ 3 có triệu chứng phù. Triệu chứng phù thủng xuất hiện chủ yếu ở vùng đầu như: mí mắt, vùng hầu, gốc tai, đôi khi sưng cả mặt.
- Phù não, não bị chèn ép bởi dịch thoát ra từ mạch máu nên gây nhũn não dẫn đến triệu chứng thần kinh như: co giật kiểu bơi chèo, đi xiêu vẹo, hay đâm đầu vào tường, đi lại không định hướng.
- Do thủy thủng ở thanh quản nên hay kêu khàn giống tiếng chim.
- Thân nhiệt không tăng, sung huyết ở niêm mạc và xanh tím ở tai, mõm, chóp đuôi, khó thở trước khi chết.
4. Bệnh tích
a) Thể nhiễm trùng huyết
Viêm màng ngoài tim, van tim, sung huyết thận, lá lách, có thể viêm da và khớp.
b) Thể tiêu chảy
- Cơ thể mất nước, ốm, phân dính bết vào hậu môn.
- Mạch máu ruột và hạch ruột sung huyết cấp tính.
- Ít thấy viêm dạ dày ruột xuất huyết, dạ dày chứa sữa không tiêu.
- Mạch máu ruột và hạch ruột sung huyết cấp tính.
- Ít thấy viêm dạ dày ruột xuất huyết, dạ dày chứa sữa không tiêu.
c) Thể phù thủng
- Vùng cơ liên kết dưới da bị thủy thủng.
- Hạch ruột bị thủy thủng, xoang bụng chứa dịch phù, thủy thủng ở màng treo ruột.
- Phù thủng: mí mắt, lỗ tai, ở quanh tim, thanh quản, ruột.
- Hạch ruột bị thủy thủng, xoang bụng chứa dịch phù, thủy thủng ở màng treo ruột.
- Phù thủng: mí mắt, lỗ tai, ở quanh tim, thanh quản, ruột.
5. Phòng và trị bệnh
Để giảm thiệt hại, người chăn nuôi cần nắm một số nguyên tắc phòng và trị sau bệnh như sau:
a) Phòng bệnh
Vệ sinh phòng bệnh: Việc chăm sóc, nuôi dưỡng và vệ sinh sát trùng chuồng trại kỹ là yếu tố rất quan trọng để hạn chế tỷ lệ bệnh này. Để phòng ngừa cần chú ý những điểm sau:
- Chuồng trại phải luôn khô ráo, sạch sẽ, vệ sinh chuồng trại tốt để giảm bớt số lượng E.coli gây bệnh ở môi trường.
- Tăng cường sức đề kháng cho heo bằng cách pha nước cho uống thêm dung dịch vitamin, khoáng, chất điện giải rất dễ mua tại các cửa hàng thuốc thú y.
- Chuồng đẻ và ô úm heo con phải được tiêu độc và sát trùng trước khi đưa heo nái vào đẻ ít nhất 2 ngày.
- Heo con sinh ra phải được bú ngay sữa đầu để hấp thụ dưỡng chất và kháng thể vì sữa đầu ngoài thành phần dinh dưỡng cao, còn chứa các kháng thể từ mẹ truyền sang, giúp heo con phòng chống bệnh trong 3 đến 4 tuần lễ đầu.
- Giữ heo con đủ ấm ngay sau khi sinh, nhất là vào mùa mưa. Cần thường xuyên theo dõi nhiệt độ trong chuồng và nguồn nhiệt sưởi ấm. Trong mùa lạnh cần chú ý che chắn hướng gió lùa, chủ yếu là gió bấc (gió lạnh ở hướng Bắc hoặc hướng Đông Bắc). Không nên hoặc hạn chế tắm, dội rửa chuồng heo trong mùa lạnh. Khi cần thiết, chỉ nên dọn rửa vệ sinh những chỗ dơ vào lúc nắng ráo và cũng không nên dội rửa toàn bộ chuồng vì sẽ gây lạnh, ẩm rất bất lợi cho heo.
- Cho heo con tập ăn sớm (7 - 10 ngày) để quen dần và nâng cao khả năng tiêu hóa thức ăn sau khi sinh để giúp ruột non sớm tạo ra những enzyme có lợi cho quá trình tiêu hoá sau này, hạn chế đáng kể tỷ lệ tiêu chảy ở những ngày sau khi cai sữa.
- Đối với heo cai sữa (tách mẹ) những ngày đầu nên giảm lượng thức ăn còn khoảng 200 gam/con/ngày, sau một tuần tăng dần lượng thức ăn cho phù hợp.
- Tiêm phòng bằng thuốc: Tiêm phòng vaccine E.coli cho heo nái 2 lần vào lúc 4 tuần và 2 tuần trước khi sanh, kháng thể thụ động truyền qua sữa sẽ bảo hộ heo con phòng bệnh trong thời gian bú mẹ.
b. Điều trị
- Heo bị tiêu chảy dễ suy nhược và chết chủ yếu là do bị mất nước. Do đó quan trọng nhất trong điều trị là phải bù lại lượng nước và các khoáng chất của cơ thể bị mất do tiêu chảy nặng. Cấp bù lại lượng nước cho heo bệnh bằng cách pha nước cho uống tự do dung dịch điện giải (Orezol hoặc Electrolytes). Trường hợp heo nhỏ hoặc suy nhược nặng có thể chích vào xoang bụng dung dịch Glucose 5%.
- Có thể dùng kháng sinh để điều trị bệnh và đề phòng phụ nhiễm với các bệnh đường ruột khác như: kháng sinh Colistin, Enrofloxacin, Tetracyclin...(E. coli thuộc vào các vi khuẩn có tỷ lệ kháng thuốc cao khi heo nhiễm bệnh cần làm kháng sinh đồ để chọn kháng sinh phù hợp nhất)
- Về chăm sóc: phải luôn giữ chuồng khô ráo và ấm áp hoặc dùng nước sát trùng như Javen hay Chlorin giúp cho việc ngăn chặn không cho lan nhiễm bệnh trong chuồng từ thú bệnh sang thú mạnh, bằng cách tăng nồng độ Javen, Chlorin thật cao (2 - 3 ‰) trong nước rữa chuồng tắm cho heo lúc đó sẽ diệt được ổ mang trùng vi khuẩn Ecoli ở trong phân và khắp nơi trong chuồng.
- Dùng chế phẩm chứa vi sinh vật có lợi giúp heo con ổn định vi sinh vật đường ruột sau tiêu chảy.
6. Phân biệt triệu chứng với các bệnh khác
- Triệu chứng thần kinh:
+ Triệu chứng thần kinh do E.coli: co giật kiểu bơi chèo, đi xiêu vẹo, hay đâm đầu vào tường, đi lại không định hướng.
+ Triệu chứng thần kinh bệnh dịch tả heo: co giật khi rờ đến, liệt 2 chân sau, đi loạn choạng.
- Triệu chứng tiêu chảy:
+ Triệu chứng do E.coli: heo tiêu chảy phân màu vàng, trắng hoặc xám, mùi hôi.
+ Triệu chứng do Salmonella: đau bụng, tiêu chảy kéo dài, phân lỏng, vàng có vệt máu.
+ Triệu chứng do bệnh dịch tả heo: Táo bón sau tiêu chảy, lỏng.
- Triệu chứng xuất huyết da
+ Do Ecoli: bị viêm hoặc xuất huyết.
+ Do salmonella: tụ huyết thành mãng ở bụng, đầu mút, mõm tai.
+ Bệnh dịch tả: xuất huyết điểm như đinh ghim.
+ Bệnh đóng dấu: tụ huyết hình vuông, quả trám.