Tình hình trang trại : Nông trại gồm 400 nái sản xuất heo thịt, toàn đàn duy trì âm tính PRRS cho tới tháng 10 năm 2005 phát sinh PRRS. Tuy nhiên thiệt hại do PRRS không quá nặng nề.
Trong bán kính 3 km không có trang trại khác, quá trình phòng dịch được duy trì nghiêm ngặt nên không thể biết chính xác con đường nhiễm bệnh. Tuy nhiên mối nghi ngờ lớn nhất có thể là do xe vận chuyển heo gây ra. Kể từ sau năm 2007 đàn heo sinh sản được an toàn hóa với PRRS và duy trì âm tính kháng thể PRRS trên heo con tới 70 ngày tuổi. Với vị trí địa lý và hệ thống phòng dịch tối ưu của trại, cùng với việc duy trì an toàn với PRRS trên 2 năm, nông trại suy nghĩ đã đến lúc tiêu diệt hoàn toàn PRRS trong trại. Và quá trình tiêu diệt này được bắt đầu từ tháng 4 năm 2009.
Quá trình và phương pháp tiến hành:
Ngừng nhập heo và kiểm tra huyết thanh:
Từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2009 nông trại ngừng nhập heo hậu bị. Trong thời gian này, mỗi tháng tiến hành kiểm tra huyết thanh trên đàn heo sinh sản và heo con cai sữa. Quan sát quá trình nhiễm bệnh trên đàn heo sinh sản và âm tính PRRS trên heo con cai sữa.
Trong bán kính 3 km không có trang trại khác, quá trình phòng dịch được duy trì nghiêm ngặt nên không thể biết chính xác con đường nhiễm bệnh. Tuy nhiên mối nghi ngờ lớn nhất có thể là do xe vận chuyển heo gây ra. Kể từ sau năm 2007 đàn heo sinh sản được an toàn hóa với PRRS và duy trì âm tính kháng thể PRRS trên heo con tới 70 ngày tuổi. Với vị trí địa lý và hệ thống phòng dịch tối ưu của trại, cùng với việc duy trì an toàn với PRRS trên 2 năm, nông trại suy nghĩ đã đến lúc tiêu diệt hoàn toàn PRRS trong trại. Và quá trình tiêu diệt này được bắt đầu từ tháng 4 năm 2009.
Quá trình và phương pháp tiến hành:
Ngừng nhập heo và kiểm tra huyết thanh:
Từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2009 nông trại ngừng nhập heo hậu bị. Trong thời gian này, mỗi tháng tiến hành kiểm tra huyết thanh trên đàn heo sinh sản và heo con cai sữa. Quan sát quá trình nhiễm bệnh trên đàn heo sinh sản và âm tính PRRS trên heo con cai sữa.
Tăng cường phòng dịch trong trại nhằm hạn chế khả năng lây nhiễm trong bầy:
Hạn chế tối đa người ra vào trại. Ngăn ngừa việc nhiễm bệnh giữa đàn heo thịt dương tính với virus PRRS với bầy heo sinh sản và heo con. Ngăn ngừa lây nhiễm qua đường tiêm chích bằng cách áp dụng biện pháp sử dụng kim tiêm hạn chế: trên heo sinh sản 1 kim tiêm/1con, trên heo con 1 kim tiêm/1bầy
Đánh giá âm tính hóa PRRS trên bầy heo sinh sản:
Sau khi ngừng nhập heo hậu bị, mỗi tháng tiến hành kiểm tra kháng thể kháng virus PRRS trên bầy heo sinh sản. Thời điểm kiểm tra huyết thanh vào tháng 9 với 84 con heo nái lứa 0 và 1. Kết quả kiểm tra có 12 nái trên 84 nái chỉ số SP là 1. Heo nái có chỉ số SP là 1 bị loại thải ngay lập tức, và 2 tuần sau tiến hành kiểm tra huyết thanh trên 11 nái dương tính còn lại. Kết quả là chỉ số kháng thể được duy trì ổn định, và có chiều hướng giảm. Làm trống chuồng heo cai sữa và heo thịt:
Toàn bộ heo cai sữa và heo thịt được chuyển ra chuồng nuôi heo gia công mướn ở bên ngoài. Sau khi chuyển heo tiến hành vệ sinh chuồng trại, sát trùng. Để trống chuồng trong vòng 2 tuần. Tháng 7 bắt đầu mướn chuồng heo cai sữa, để chuyển heo ra bên ngoài để tiến hành làm trống chuồng.
Toàn bộ heo cai sữa và heo thịt được chuyển ra chuồng nuôi heo gia công mướn ở bên ngoài. Sau khi chuyển heo tiến hành vệ sinh chuồng trại, sát trùng. Để trống chuồng trong vòng 2 tuần. Tháng 7 bắt đầu mướn chuồng heo cai sữa, để chuyển heo ra bên ngoài để tiến hành làm trống chuồng.
Nhập heo hậu bị:
Sau khoảng thời gian 6 tháng không nhập heo hậu bị đến tháng 9/2009, khi trên bầy heo sinh sản được xác nhận không có viru PRRS. Ở thời gian này, việc để trống chuồng heo thịt và heo cai sữa ( từ tháng 4 tới tháng 8) cũng đã hoàn tất.
Sau khi xác định nái và heo cai sữa hoàn toàn âm tính với virus PRRS, từ tháng 10 trại bắt đầu nhập heo hậu bị âm tính với virus PRRS.
Sau khoảng thời gian 6 tháng không nhập heo hậu bị đến tháng 9/2009, khi trên bầy heo sinh sản được xác nhận không có viru PRRS. Ở thời gian này, việc để trống chuồng heo thịt và heo cai sữa ( từ tháng 4 tới tháng 8) cũng đã hoàn tất.
Sau khi xác định nái và heo cai sữa hoàn toàn âm tính với virus PRRS, từ tháng 10 trại bắt đầu nhập heo hậu bị âm tính với virus PRRS.
Kết quả:
Từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2009, trại tiến hành không nhập heo và đào thải heo dương tính với virus PRRS, để trống chuồng heo thịt và heo cai sữa. Tới tháng 10, trại mới tiếp tục nhập heo hậu bị âm tính với virus PRRS. Sau đó mỗi tháng một lần, trại kiểm tra máu nái cai sữa và hậu bị đều cho kết quả 100% âm tính với PRRS. Và đến tháng 12 trại đã bán được heo hậu bị âm tính với virus PRRS.
Nông trại đã thành công trong việc làm sạch PRRS. Vấn đề lớn nhất khi thực hiện giải pháp này là phải tách việc nuôi heo cai sữa và heo thịt khỏi trại heo nái (thuê trại thịt và cai sữa bên ngoài). Việc này được tiến hành nhằm có thể thực hiện chương trình xóa sổ PRRS được diễn ra tốt nhất với chi phí tối thiểu.
Việc tiêu diệt PRRS trong trang trại sẽ tốn nhiều thời gian và công sức. Tuy nhiên nếu thực hiện thành công thì trong vòng 2 năm mọi phí tổn đầu tư sẽ được thu hồi lại.