TGE là bệnh truyền nhiễm mạnh do virus Coronavirus gây ra ở heo con với những triệu chứng lâm sàng chính như: Tiêu chảy dữ dội, mất nước trầm trọng, viêm dạ dày ruột, thường kèm nôn mữa và tỉ lệ chết cao ở heo con sơ sinh...
Virus này có sức kháng cao, sống được lâu ở môi trường lạnh, tối, kháng được axit nên sống qua ruột già và nhiễm vào ruột non.
1. Nguyên nhân
1. Nguyên nhân
Heo con bị bệnh TGE |
Virus truyền vào cơ thể heo cảm nhiễm qua đường hô hấp và tiêu hóa. Virus được nhân lên ở phổi nhưng chủ yếu ở các tế bào đường tiêu hóa, đặc biệt là tá tràng, hồi tràng. Tại đây, virus gây tổn thương và phá hủy tế bào ruột non, dẫn đến tiêu chảy, mất nước dữ dội và hạ đường huyết nhanh chóng.
Sự bội nhiễm E.Coli và Clostridium Perfrigens có thể gây tổn thương và triệu chứng lâm sàng nặng hơn và có thể chết hàng loạt.
Ổ dịch có thể kéo dài 3 – 4 tuần. Sau khi khỏi lâm sàng, heo vẫn thải một lượng lớn virus qua phân ra môi trường, thậm chí đến 10 tuần sau. Do vậy, heo mang virus là nguồn lây lan, phân tán bệnh
2. Triệu chứng
- Dấu hiệu đầu tiên là heo nôn mửa.
Phân heo con bị bệnh TGE |
- Tiêu chảy bắt đầu 18 - 30 giờ sau khi heo con tiếp xúc với virus đây là triệu chứng dễ thấy trong ổ dịch.
- Lúc đầu heo con tiêu chảy ít nhưng toàn là nước, lúc tiêu chảy nhiều thì phân có màu vàng xám trông như bùn, đôi khi có mùi hôi và chứa những cục sữa chưa tiêu.
- Heo thiếu nước trầm trọng, cố gắng uống nước ở bất cứ chỗ nào có nước.
- Heo con tiêu chảy kéo dài, mất nước, yếu và chết trong vòng 2 - 5 ngày.
- Những heo con theo mẹ đã lớn hoặc heo cai sữa thì tỉ lệ chết thấp hơn nhưng dễ bị ảnh hưởng bởi lạnh, ẩm ướt, hay nhiễm trùng gây bệnh kế phát.
- Heo nái thường có triệu chứng bỏ ăn, mệt mỏi, lượng sữa giảm hoặc ngừng tiết sữa, tiêu chảy phân màu xanh xám từ một đến vài ngày.
3. Bệnh tích
- Heo chết do mất nước, trong dạ dày chứa các cục sữa chưa tiêu, trong ruột non chứa đầy dịch màu vàng lẫn bọt và thành ruột mỏng, trong suốt, lông nhung mao bị ăn mòn toàn bộ.
- Viêm dạ dày và viêm ruột nặng nề, nhất là ruột non căng phồng chứa nhiều bọt. Thành ruột trở nên mỏng do lớp nhung mao ruột bị bào mòn.
Ruột non căng phồng có nhiều bọt |
Nhung mao ruột bị bào mòn |
- Tiêm Vaccine phòng bệnh viêm dạ dày ruột cho heo nái 2 lần ở 6 tuần và 2 tuần trước khi sinh, đồng thời cho heo con bú sữa đầu để có kháng thể từ mẹ.
- Nếu không có Vaccine ta có thể làm Autovaccine: dùng bộ ruột non của heo con (không quá 5 ngày tuổi) mắc bệnh bằm nhỏ trộn với một ít kháng sinh để diệt khuẩn sau đó cho heo nái ăn cùng với cám, mỗi bộ ruột có thể cho 10 - 15 con nái => Mục đích tạo kháng thể cho heo nái.
b. Vệ sinh phòng bệnh
· Vệ sinh chuồng trại
- Thường xuyên quét dọn chuồng trại sạch sẽ và môi trường xung quanh.
- Thu gom phân rác đem ủ hoặc chôn đốt đúng chỗ, đúng nơi qui định.
- Giữ cho chuồng trại thoáng mát, tránh mưa tạt gió lùa.
· Sát trùng
Thời điểm sau khi bán heo chính là lúc mà bệnh dễ xâm nhập vào trại nhất do đó cần phải phun thuốc sát trùng sau tất cả mọi lần bán, xe vận chuyển cũng cần rửa sạch và khử trùng trước khi đưa heo về trại. Sát trùng chuồng trại, khu vực chăn nuôi, dụng cụ chăn nuôi. Đây cũng là biện pháp tích cực nhằm tiêu diệt và làm giảm mật độ mầm bệnh có sẵn trong môi trường, làm cho mầm bệnh không đủ độc lực gây bệnh cho vật nuôi. Có thể sử dụng những hóa chất khử trùng tiêu độc chuồng trại, vật dụng chăn nuôi như: Chloramin, Virkon, formol, vôi, …
· Tăng sức đề kháng cho vật nuôi:
- Thức ăn phải đủ về số lượng và chất lượng, thức ăn không bị ôi thiu, nhiễm độc tố nấm mốc.
- Nước uống phải đủ và sạch. Cần định kỳ kiểm tra chất lượng nước để xử lý kịp thời những chỉ tiêu chưa đạt.
- Bổ sung các loại vitamin, khoáng cho vật nuôi.
· Ngăn ngừa dịch bênh lây lan
- Cách ly trước khi nhập đàn đối với vật nuôi mới, sau 2 tuần nếu vật nuôi mới khoẻ mạnh cho nhập đàn.
- Cách ly con vật bệnh với con khỏe.
- Xử lý động vật mắc bệnh chết, nếu phát hiện vật nuôi chết nhanh nhiều và có dấu hiệu dịch bệnh cần báo ngay với chính quyền địa phương và cơ quan Thú y tại địa phương để có biện pháp khống chế, ngăn chặn kịp thời.
- Thực hiện nguyên tắc“ Tất cả vào – Tất cả ra ”
5. Điều trị
- Can thiệp đầu tiên là phải cấp nước cho heo bằng cách bổ sung chất điện giải, vitamin C vào nước uống, hoặc có thể truyền trực tiếp vào xoang bụng hay tĩnh mạch.
- Cho uống Electrolytes với 1 lượng là 2,5g/ 1 lít nước.
- Tăng nhiệt độ chuồng nuôi, che chắn tránh gió lùa vào chuồng heo.
- Heo thịt, heo nái, heo cai sữa ngừng cho ăn. Heo con theo mẹ ngừng cho bú.
- Ngoài việc chống tiêu chảy, còn phải chống những bệnh kế phát cho heo bằng những thuốc kháng sinh như Colistin, Tiamulin, Amoxycillin ,...
- Tăng cường sát trùng tiêu độc chuồng trại hằng ngày để ngăn ngừa virus gây bệnh ở môi trường lây truyền từ thú bệnh sang thú khỏe.
Phòng Kỹ Thuật Công Ty NHÂN LỘC - ROVETCO