- Để sử dụng hiệu quả thuốc kháng sinh trong điều trị cần tuân thủ đúng nguyên tắc sử dụng kháng sinh.
- Ngăn chặn sự lạm dụng kháng sinh trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn.
- Hạn chế và chấm dứt việc dùng kháng sinh trong thức ăn với mục đích kích thích tăng trưởng.
- Tăng cường giám sát kê đơn hợp lý (trong đó có giám sát sử dụng kháng sinh).
- Tăng cường kiểm soát kháng sinh trong chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản, tránh nguy cơ tồn dư lượng kháng sinh cao trong thực phẩm.
6. Một số phản ứng khi dùng kháng sinh:
6.1. Choáng phản vệ do dùng kháng sinh:
Những năm gần đây, khi dùng kháng sinh tiêm, uống hoặc tiếp xúc với kháng sinh chúng ta thường gặp choáng phản vệ do kháng sinh gây ra.
Triệu chứng của choáng phản vệ:
Sau khi tiêm hay uống kháng sinh ít phút con vật choáng váng, loạng choạng, khó thở, mạch nhanh, không đều huyết áp tụt thấp, có con biểu hiện co giật, nổi ban khắp cơ thể, ỉa đái dàm dề, sau đó hôn mê, chết. Nhẹ hơn là xuất hiện những phản ứng dị ứng. Phản ứng dị ứng có thể xuất hiện ở nhiều cơ quan khác nhau; như trên da, hô hấp, tim mạch, gan, thận, thần kinh,... với các mức độ khác nhau từ nhẹ đến nặng, cũng có khi dẫn đến chết.
6.2. Dị ứng do kháng sinh:
a. Bệnh huyết thanh: Sau khi dùng kháng sinh (penicilin, streptomycin, sulfamid..) vào ngày thứ 2 đến ngày thứ 14. Con vật bỏ ăn , mệt mỏi , ủ rũ, buồn bã có triệu chứng buồn nôn, chân đi loạng choạng, xiêu vẹo do đau khớp, sưng nhiều hạch, sốt cao, mẩn đỏ toàn thân. Nếu chẩn đoán chính xác ngừng ngay kháng sinh, con vật sẽ dần dần mất các triệu chứng đó. Trái lại nếu cứ tiếp tục dùng khánh sinh và tăng liều lượng sẽ làm bệnh ngày càng nặng thêm và dẫn đến truỵ tim mạch và chết.
b. Biểu hiện ở da: Nổi mề đay, mấn ngứa , phù mặt, phù mí mắt, phù thanh quản, viêm da, xuất huyết ngoài da.
c. Các dấu hiệu khác: Khò khè khó thở, thở rít, viêm phổi, viêm ngoài màng tim, viêm cơ tim dị ứng./.
Phổ tác dụng của kháng sinh
Vi khuẩn G+ | Vi khuẩn G- | Vi khuẩn G+- | Vi khuẩn G+ & Mycoplasma | Vi khuẩn G+- & Mycoplasma |
Peniciilin | Flumequine Acid ocolinic Colistin Streptomycin | Thiamphenicol Spectinomycin Kanamycin Neomycin Gentamycin Các loại sulfamide Trimethoprime Ampicillin Cefalexine | Lincomycin Tylosin Erythromycin Spyramyin | Tetracyline Docycyline Tiamulin Norfloxacin Enrofloxacin Ciprofloxacin |
Lựa chọn kháng sinh theo vị trí nhiễm trùng
Kháng sinh cho ăn hoặc uống. Sau đây là các kháng sinh không hấp thu qua đường ruột:
Kháng sinh cho ăn hoặc uống. Sau đây là các kháng sinh không hấp thu qua đường ruột:
v Streptomycin
v Gentamycin
v Neomycin
v Colistin
v Kanamycin
Đối với các bệnh xảy ra ở các xoang: xoang ngực, xoang bụng, xoang mũi, các khớp; phải sử dụng các loại kháng sinh thấm nhập được vào các cơ quan này.
v Gentamycin
v Thiamphenicol
v Tetracycline
v Doxycycline
v Tiamuline
v Norfloxacin
v Enrofloxacin
v Ciprofloxacin
v Cefalexine
Tránh phối hợp kháng sinh tương kị nhau
v Thiamphenicol với Penicillin, Lincomycin; Erythromycine và Spiramycine
v Trimethoprim với Furazolidone; Furaltadone và Flumequine
v Tiamulin với Monensin, Narasin, Salynomycine
Tránh sử dụng kháng sinh trên thú mang thai, thú suy gan thận
Tên kháng sinh | Không dùng cho thú mang thai |
| |
Thiamphenicol | + | + | |
Sulfamide | - | + | |
Gentamycin | + | - | |
Tetracycline | + | - | |
Enrofloxacin | + | - | |
Norfloxacin | + | - | |
Ciprofloxacin | + | - |
Bảng tóm tắt các loại kháng sinh cephalosporin phân chia theo thế hệ
Theá heä I | Theá heä II | Theá heä III | Theá heä IV |
- Cefadroxil (Oracefal) - Cefazolin - Cephalexin (Keforal) - Cephalothin - Cephapirin - Cephradine | - Cefaclor - Cephamandole - Cefmetazole - Cefonicid - Cefotetan - Cefoxitin - Cefprozil - Cefuroxime - Loracarbef | - Cefoperazone - Cefotaxime - Cefpodoxime - Ceftazidime - Ceftiofur - Ceftizoxime - Ceftriazone - Latomoxef (Moxalactam) | - Cefepim (Maxipime) |
Link đổi đơn vị quốc tế UI dành cho Vitamin, Enzyme and Hormone, Antibiotic.
http://www.etoolsage.com/converter/IU_Converter.asp?toolsort=1500
xem thêm Một Số Vấn Đề Về Sử Dụng Kháng Sinh Dùng Trong Thú Y - 1
xem thêm Một Số Vấn Đề Về Sử Dụng Kháng Sinh Dùng Trong Thú Y - 1