Ở Việt Nam, bệnh rối loạn hô hấp và sinh sản ở heo (PRRS - Porcine Reproductive and Respiratory Syndrome ) hay còn gọi là bệnh Tai Xanh đã được phát hiện vào năm 1997 trên đàn heo nhập từ Mỹ (10/51 con có huyết thanh dương tính). Đến năm 2007 theo thống kê của cục thú y bệnh xuất hiện ở cả 3 miền bắc, trung, nam và đến thời điểm hiện nay bệnh xuất hiện hầu hết tất cả các tỉnh của nước ta...
I. Đặc tính của bệnh
- Là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh và chết cao.
- Heo mắc bệnh dễ nhiễm trùng kế phát các loại bệnh khác như: Tụ huyết trùng, Streptococcus suis (bệnh liên cầu khuẩn heo), Dịch tả heo, Phó thương hàn, Cúm heo…
- Gây ra hội chứng rối loạn sinh sản và hô hấp như: heo nái sẩy thai ở giai đoạn cuối, chết lưu thai; heo con chết non sau khi sinh, heo sau cai sữa và heo thịt bị viêm phổi.
II. Truyền nhiễm học
a) Lứa tuổi mắc bệnh:
Tất cả mọi lứa tuổi trên heo.
b) Chất chứa căn bệnh:
Dịch mũi, nước bọt, tinh dịch, phân, nước tiểu.
c) Đường truyền lây:
- Tiếp xúc giữa heo ốm và heo khỏe là đường truyền lây chính của bệnh nên bệnh có thể lây giữa các cá thể trong một đàn hay từ đàn này sang đàn khác (do heo bị bệnh được chuyển đàn, chuyển trại hoặc lây qua các dụng cụ chăn nuôi).
- Tinh dịch heo mang trùng cũng có khả năng nhiễm virus vì vậy bệnh có thể truyền qua đường sinh dục.
- Các chât bài tiết như phân, nước tiểu heo bệnh cũng có khả năng chứa virus.
d) Cơ chế sinh bệnh
Yếu tố mở đường => virus xâm nhập vào cơ thể => nhân lên trong cơ thể => phá hủy các đại thực bào (các tế bào có tác dụng bắt và tiêu diệt các tác nhân gây bệnh) => suy yếu sức đề kháng của cơ thể => gây bệnh.
III. Triệu chứng:
Trên heo nái:
- Giai đoạn nái hậu bị và nái khô: chậm lên giống, tỉ lệ đậu thai thấp.
- Giai đoạn mang thai: thai khô, chết thai, sẩy tahi. Có thể lên đến 50% toàn đàn có hiện tượng thai khô, chết thai hoặc sẩy thai. Sau khi sẩy thai, nái bị suy nhược, gầy ốm.
- Một số nái có biểu hiện khó thở, sốt, kém ăn rồi sẩy thai, vùng tai tím.
- Đẻ chậm 2-4 ngày, lượng sữa giảm đáng kể.
Tím bầm ở vành tai heo nái
Heo nái gầy yếu không lên giống
Vùng da bụng heo nái xuất hiện các mảng đỏ
Bầm tím ở vùng da chân sau
Heo con sưng mắt
Trên heo con theo mẹ
- Giai đoạn mới nhiễm bệnh trong đàn, heo nái chưa có kháng thể chống bệnh, virus xâm nhập bào thai:
+ Heo con mới sinh yếu, run, bú yếu rồi chết.
+ Một số trường hợp mắt heo con sưng phù, bỏ bú, tiêu chảy rồi chết. Những con còn sống thường chậm lớn, một số chết do viêm phổi cấp tính trong giai đoạn sau cai sữa.
- Các heo con sinh ra do không bị nhiễm virus giai đoạn bào thai, có kháng thể mẹ truyền nhờ bú sữa đầu nên khoẻ mạnh, nhưng sẽ nhiễm bệnh lúc 6-8 tuần do kháng thể mẹ truyền giảm và mầm bệnh đang lưu hành trong trại.
- Trong trại do mức kháng thể một số nái không cao, do đó một số heo con vẫn nhiễm virus lúc mang thai gây sẩy thai trên một số bầy, heo con yếu và chết vẫn cao hơn mức cho phép (trên 10%).
Trên heo con sau cai sữa và heo thịt
- Heo con thường nhiễm virus từ các heo bài trùng và phát bệnh sau 6 – 8 tuần tuổi do kháng thể mẹ truyền giảm.
- Virus tấn công phá vỡ đại thực bào, bạch cầu trong phế nang, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn phát triễn (Pasteurella, Bordetella, Haemophillus, Streptococcus, Actinobacillus) gây viêm phổi cấp.
- Bệnh viêm phổi sẽ trầm trọng hơn nếu không tiêm phòng Mycoplasma.
- Các triệu chứng thường gặp:
+ Sốt cao
+ Ho, thở bụng
+ Bỏ ăn
+ Chảy máu mũi hoặc không
+ Chết sau 1-2 ngày mắc bệnh
+ Các heo chữa khỏi đều chậm lớn
Heo có biểu hiện khó thở
Heo bệnh lăn ra chết
Những con còn sống vẫn tím tái do nhiễm bệnh
IV. Bệnh tích
- Da tím bầm ở vùng tai, chân, lưng và hông
Phổi viêm, hoại tử và xuất huyết những mãnh to và cứng
Heo chết có da tím bầm
Phổi bị viêm do heo nhiễm PRRS
Phổi bị xuất huyết do heo nhiễm PRRS
V. Phòng bệnh
- Thường xuyên vệ sinh tiêu độc chuồng trại và môi trường xung quanh, phun thuốc sát trùng.
- Chăm sóc nuôi dưỡng tốt nhằm tăng sức đề kháng cho heo:
+ Bổ sung các thuốc trợ lực B-complex, Vitamin ADE, các chất điện giải như Elecholyte, Orezol... vào thức ăn , nước uống thường xuyên.
+ Nguồn thức ăn cung cấp cho heo phải đảm bảo đầy đủ dưỡng chất, thức ăn không bị ôi thiu, nhiễm độc tố nấm mốc.
+ Trong số những chất dinh dưỡng cho động vật nuôi, nước là chất dinh dưỡng rẻ nhất nhưng lại quan trọng nhất. Do đó cầncung cấp cho heo nguồn nước phải sạch, thường xuyên kiểm tra định kỳ nguồn nước để tránh được tình trạng nhiễm khuẩn.
- Có thể dùng một số loại kháng sinh dạng bột định kỳ trộn vào thức ăn 2 lần/tháng, mỗi lần ăn liên tục 3-5 ngày (Tylosin, Colistin, Tetracyclin).
- Tiêm vaccine phòng bệnh tai xanh cho tất cả các loại heo, đồng thời tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine phòng bệnh Dịch Tả, Tụ Huyết Trùng, Đóng Dấu, Phó Thương Hàn để hạn chế bệnh kế phát. Tuy nhiên vaccine không ngăn ngừa được sự nhiễm bệnh, chỉ giúp giảm mức độ trầm trọng của bệnh. Trại nhiễm bệnh, vaccine có tác dụng giảm tỉ lệ sẩy thai, giảm tỉ lệ heo con chết giai đoạn theo mẹ thông qua việc nâng cao hàm lượng kháng thể trong máu heo nái và kháng thể mẹ truyền cho heo con.
- Không nhập heo bị bệnh, heo không rõ nguồn gốc hoặc heo mới nhập về phải nhốt riêng từ 10-15 ngày theo dõi nếu không có dấu hiệu của bệnh mới cho nhập đàn.
VI. Trị bệnh
Hình ảnh sát trùng chuồng trại |
Khi dịch bệnh xảy ra có rất nhiều việc phải làm, nếu không sắp xếp theo thứ tự thì việc điều trị bệnh không cao, thời gian trị bệnh sẽ kéo dài, chi phí cao… Do đó khi phát hiện trong trại có dấu hiệu của bệnh thì một số công việc chính cần thực hiện theo trình tự như sau:
- Tổ chức vệ sinh tiêu độc chuồng trại, môi trường xung quanh, rắc vôi bột, phun thuốc khử trùng. Việc này giúp giảm mầm bệnh trong chuồng và giảm độc lực của virus gây bệnh hạn chế được sự lây lan từ thú bệnh sang thú khỏe.
+ Sát trùng kỹ các xe ra vào trại, đề phòng nhiễm các bệnh kế phát.
+ Cần quản lý chặt chẽ công nhân làm việc trong trại, không cho lẫn lộn với công nhân khu vực khác đồng thời phải phun thuốc sát trùng trước khi vào trại.
+ Khi dịch bệnh xảy ra, nên sát trùng 2 - 3 lần mỗi tuần bằng các chất sát trùng thông thường nhưng tốt nhất nên sử dụng thuốc sát trùng có tên Vikon cho đến khi trại hết dịch bệnh.
- Cải thiện lại môi trường chuồng trại: Chuồng trại phải thông thoáng, ít chất thải, nền chuồng luôn khô ráo...
- Bệnh không có thuốc đặc trị nên cần dùng một số loại kháng sinh phòng lây lan và chống sự kế phát của các bệnh khác. Có thể dùng các loại kháng sinh như Tylosin, Tiamulin, hoặc Tetracycline, Colistin... tiêm hoặc trộn vào thức ăn cho đàn heo đang mắc bệnh.
- Bệnh không có thuốc đặc trị nên cần dùng một số loại kháng sinh phòng lây lan và chống sự kế phát của các bệnh khác. Có thể dùng các loại kháng sinh như Tylosin, Tiamulin, hoặc Tetracycline, Colistin... tiêm hoặc trộn vào thức ăn cho đàn heo đang mắc bệnh.
Tuy nhiên hiện nay trên thị trường có một loại thuốc với tên gọi Racxin điều trị các triệu chứng hô hấp do tai xanh gây ra hiệu quả cao nhưng giá rất đắt và không trị được trường hợp sẩy thai ở heo nái mang thai. Do đó người chăn nuôi cần phải cân nhắc trước khi sử dụng loại thuốc này.